Ra mồ hôi tay chân là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp nào điều trị hiệu quả? Đây là những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Vậy hãy cùng xem bác sĩ chuyên khoa giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bạn bị ra mồ hôi tay chân
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tay ra mồ hôi, chân ra mồ hôi. Trong đó, không thể không nhắc đến một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
- Cơ thể tự làm mát và cân bằng thân nhiệt: Cơ thể có thể ra nhiều mồ hôi tay chân vì trời nắng, sau khi vận động, sử dụng chất kích thích, ăn thực phẩm cay nóng… Điều này xảy ra theo cơ chế cơ thể tự điều chỉnh để đưa thân nhiệt về giới hạn cân bằng.
- Do tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất độc hại trong nước, không khí hay môi trường… cũng gây nên tình trạng đổ mồ hôi tay chân nhiều hơn. Bởi khi cơ thể bị nhiễm độc hóa chất sẽ tiết ra nhiều mồ hôi để đẩy độc tố ra ngoài.
- Thiếu vitamin và khoáng chất: Bạn có biết, vitamin và khoáng chất chiếm vị trí quan trọng trong các phản ứng của cơ thể. Theo đó, việc thiếu dưỡng chất hay sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản cũng làm tay chân đổ mồ hôi.
- Do bệnh lý: Chân tay ra mồ hôi nhiều cũng có thể cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.
Tay chân ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm
Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?
Chân tay ra mồ hôi là quá trình sinh lý tự nhiên dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm. Nhưng nếu bạn đổ môt hồi tay chân quá nhiều thì chớ có xem thường. Đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
Thần kinh giao cảm bị rối loạn
Ra mồ hôi tay chân là bị bệnh gì? Bạn có thể đang mắc bệnh lý rối loạn thần kinh giao cảm. Trên thế giới có khoảng từ 3 – 5% dân số đang chấp nhận sống chung với căn bệnh này. Mồ hôi tiết ra nhiều theo kiểu đối xứng như 2 bàn tay, 2 bàn tay, 2 nách, đầu mặt. Nếu gia đình bạn có người mắc chứng rối loạn thần kinh giao cảm thì tỷ lệ bạn mắc bệnh khoảng 28%.
Rất nhiều người đang phải sống chung với căn bệnh thần kinh giao cảm bị rối loạn
Bị nhiễm trùng sẽ khiến bạn bị ra mồ hôi tay chân
Nguyên nhân ra mồ hôi tay có thể là do bạn đang bị nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng lao sẽ bị đổ mồ hôi nhiều. Người bệnh không chỉ giới hạn đổ mồ hôi tay chân mà toàn thân. Thời gian kéo dài từ chiều tối tới đêm khuya. Biểu hiện đổ mồ hôi nhiều kèm theo ớn lạnh, sốt cao, ho dai dẳng, sụt cân…
Rối loạn nội tiết
Thiếu hụt hormone sinh dục testosterone ở nam giới vào tuổi trung niên. Hoặc estrogen ở nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hoặc tuổi dậy thì đều làm rối loạn sự hoạt động của bộ phận cảm biến thân nhiệt. Đồng thời, chúng cũng thúc đảy tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn bình thường.
Ra mồ hôi tay chân vì bệnh tiểu đường
Các biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở những người bị bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm và kích thích tăng tiết mồ hôi. Thông thường, người bệnh sẽ bị ra mồ hôi nhiều ở chân tay, đầu mặt.
Ra mồ hôi chân tay nhiều có thể là biểu hiện của những người bị bệnh tiểu đường
Bệnh tuyến giáp
Người nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) hay thiếu hụt hormone tuyến giáp (suy giáp) đều làm rối loạn chuyển hóa cơ thể. Vì vậy, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi là điều dễ hiểu. Biểu hiện của người mắc bệnh tuyến giáp là chân tay ra mồ hôi, mất ngủ, tim đập nhanh…
Ung thư
Ra nhiều mồ hôi tay chân nhiều cùng có thể là do mắc bệnh ung thư gồm u lympho, u tế bào crom, bệnh bạch cầu…
Phương pháp điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân hiệu quả hàng đầu hiện nay
Mỗi người có cách điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân khác nhau tùy theo nguyên nhân. Các bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bệnh ra mồ hôi hiệu quả trong giới y học hiện nay.
Dùng thuốc
Các bạn có thể sử dụng thuốc thoa ngoài da giúp giảm lượng mồ hôi tay chân tiết ra. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng thuốc uống thuộc nhóm kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm… Tuy nhiên, các loại thuốc này còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên cần có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
Sử dụng thuốc thoa bên ngoài để giảm chứng ra mồ hôi tay chân nhiều
Điện di ion
Bạn ngâm tay hay chân trong dung dịch điện ly với mục đích ức chế tuyến mồ hôi hoạt động. Hiệu quả trong 1 liệu trình điều trị khoảng 6 tháng.
Tiêm botox
Bác sĩ tiêm độc tố botulinum dưới da lòng bàn tay, bàn chân giúp ngăn sự bài tiết mồ hôi. Bạn cần phải tiêm nhiều lần vì hiệu quả chỉ được có 6 tháng.
Cắt hạch giao cảm
Phương pháp cắt hạch giao cảm chỉ có thể áp dụng với tình trạng ra mồ môi tay. Nhưng sử dụng cách điều trị này có tiềm ẩn nhiều rủi ro như đau giao cảm, hội chứng Horner làm sụp mí mắt, hay tăng tiết mồ hôi bù trừ.
Thảo dược tự nhiên
Giảm mồ hôi tay chân bằng các thảo dược tự nhiên cũng dần được áp dụng phổ biến. Có rất nhiều các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng phương pháp điều trị này.
Ra mồ hôi tay chân là bị bệnh gì? Rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đúng không các bạn. Do đó, khi bạn có dấu hiệu ra hồ hôi tay chân nhiều cần phải tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị đúng và mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!