Ra máu đỏ tươi khi mang thai tháng cuối là hiện tượng dễ xảy ra ở đa phần thai phụ. Tuy nhiên, hầu hết đều là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà các mẹ phải lưu ý. Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu việc ra máu khi mang thai tháng cuối gồm những nguyên nhân nào nhé.
Nguyên nhân ra máu khi mang thai tháng cuối: Rau bong non
Theo bình thường, bánh rau phải bám vào thành tử cung. Tuy nhiên do các vấn đề bệnh lý hay chấn thương dẫn đến tình trạng rau bong non. Đây là nguyên nhân dẫn đến ra máu đỏ tươi khi mang thai tháng cuối.
Triệu chứng biểu hiện của bệnh này tùy theo mức độ:
- Thể nhẹ: ra máu ở số lượng ít. Bệnh nhân vẫn có thể hoạt động bình thường. Bệnh có thể chẩn đoán bằng cách siêu âm. Khi siêu âm có thể có hoặc không suy thai
- Thể trung bình. Bệnh ở thể này sẽ có các triệu chứng tử cung co cứng nhiều, hội chứng tiền sản giật, ra máu âm đạo số lượng vừa và loãng. Ngoài ra tim thai có thể nhanh hoặc chậm kèm theo bệnh nhân có thể sốc nhẹ
- Thể nặng. Biểu hiện là đau dữ dội, ra máu đen loãng và nhiều, kèm tiền sản giật nặng. Khi thăm khám không thấy tim thai, tử cung và cổ tử cung cứng, ối căng, trong nước ối có thể có máu
Đến giai đoạn nặng này bệnh nhận cần cấp cứu nhanh. Bằng cách hồi sức chống sốc và phẫu thuật lấy thai. Bên cạnh đó cần bù đủ thể tích máu lưu thông để tránh vấn đề rối loạn đông máu.
Rau tiền đạo
Đây là trường hợp rau bám từ đoạn dưới tử cung lan tới hay che lấp lỗ trong cổ tử cung. Tình trạng này dẫn đến cản trở toàn bộ hoặc một phần đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Bệnh lý này thường là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ra máu khi mang thai tháng cuối.
Biểu hiện của bệnh này thường là chảy máu đột ngột, máu đỏ tươi và vón cục, việc chảy máu thường xảy ra đột ngột. Về sau lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn và khoảng cách giữa các đợt sẽ ngắn lại. trường hợp mất nhiều máu sẽ dẫn đến sốc, gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
Rau tiền đạo có thể chẩn đoán chính xác bằng cách siêu âm. Khi khám sẽ thấy ngôi thai cao hoặc ngôi thai bất thường, tim thai bình thường. Trường hợp mẹ bị sốc có thể dẫn đến suy thai.
Dọa vỡ tử cung
Ngoài việc ra máu bất thường, biểu hiện của bệnh lý này còn có co tử cung nhanh chậm dẫn đến đau nhiều. Vòng Bandl bị kéo lên cao, tử cung có hình quả bầu nậm, tim thai nhanh chậm không đều khi thăm khám. Bên cạnh đó ngôi thai bất thường, ngôi cao hoặc chưa lọt khi khám âm đạo.
Vỡ tử cung
Việc vỡ tử cung dẫn đến ra máu nhiều gây đau dữ dội hoặc đau nhói đột ngột rồi dẫn đến sốc. Khi vỡ tử cung sẽ làm mất các cơn co tử cung. Sản phụ mạch nhanh, huyết áp giảm, lạnh chân tay, mồi hôi vã nhiều…
Khi khám thấy chướng bụng, đau khi nắn, phần thai sờ thấy dưới da bụng, bụng méo, tim thai mất. Khi thăm âm đạo không thể xác định ngôi thai. Đây là trường hợp đe dọa tính mạng cần cấp cứu phẫu thuật gấp để bảo toàn tính mạng.
Dọa sinh non
Biểu hiện của việc chuyển dạ có thể gây ra máu. Trước đó, âm đạo sẽ tiết ra ít chất nhầy lẫn máu hay còn gọi là chất nhầy hồng âm đạo. Trong 3 tuần quanh ngày dự sinh xảy ra biểu hiện này là dấu hiệu bình thường.
Tuy nhiên nếu biểu hiện xuất hiện sớm hơn thì đây là dấu hiệu sinh non. Đồng thời còn có biểu hiện dịch âm đạo tiết nhiều hơn, áp lực tăng lên khung chậu, tức bụng dưới, đau lưng. Ngoài ra dạ dày co thắt đi kèm tiêu chảy, xuất hiện các cơn co thắt tử cung, vỡ ối rất nhiều hoặc ra từ từ.
Như vậy việc ra máu khi mang thai tháng cuối có thể là những dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm kể trên. Do đó khi có dấu hiệu ra máu bất thường các mẹ cần phải nhanh chóng khám bệnh kịp thời. Tránh không chú ý có thể dẫn đến đe dọa an toàn cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!