"Bỏ túi" 4 phương pháp rèn ngủ giúp bé ngủ ngoan, mẹ bớt vất vả

Một trong những vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ lần đầu là "giấc ngủ của con". Có rất nhiều phương pháp rèn ngủ cho con một cách khoa học và đảm bảo sức khoẻ cho bé. Nếu bạn đang phiền lòng vì con quấy khóc mỗi đêm thì hãy tham khảo các cách "dỗ" bé ngủ ngon trong bài viết dưới đây nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các phương pháp rèn ngủ phổ biến mà mẹ có thể tham khảo là: Ferber; Cry-it-outloud (CIO); ghế; bế lên, đặt xuống và vỗ. Bên cạnh phương pháp trên, bạn nên sử dụng kết hợp những kỹ thuật khác như: thiết lập quy trình ngủ mỗi tối, giúp bé phân biệt ngày và đêm,... để hình thành thói quen ngủ và sinh hoạt điều độ cho bé.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Các phương pháp rèn ngủ phổ biến cho bé
  • Những kỹ thuật rèn bé ngủ ngon

Nghề làm cha mẹ, nhất là với các bậc cha mẹ lần đầu làm cha mẹ quả là vô cùng mệt mỏi và khó khăn, vì toàn bộ lịch trình thay đổi để phù hợp với bé yêu mới chào đời, tất cả thời gian dồn vào việc chăm sóc bé, thích ứng với bé...

Và một trong những vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ lần đầu là "giấc ngủ của con". Có rất nhiều cách rèn con ngủ một cách khoa học và đảm bảo sức khoẻ cho bé. Dưới đây là những phương pháp rèn ngủ đã được các chuyên gia về giấc ngủ đưa ra và đánh giá cao, các mẹ có thể tham khảo để xem phương pháp nào phù hợp với bé nhà mình nhé!

Các phương pháp rèn ngủ phổ biến cho bé

1. Phương pháp Ferber

Phương pháp Ferber là một trong những cách rèn bé ngủ mà mẹ có thể tham khảo

Đây là một trong các phương pháp rèn con tự ngủ được nhiều mẹ sử dụng phổ biến. Phương pháp rèn ngủ này đi kèm với một số kỹ thuật kiểm tra bé theo một khoản thời gian nhất định hay khoản thời gian định trước. Tuy nhiên, mẹ sẽ không cho bé ăn và ru bé ngủ khi thực hiện. Nếu làm điều đó, bé sẽ không thể tự ngủ được mà phải luôn cần một hành động giúp con ngủ như: ru, bế, cho bú,...

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phương pháp hướng dẫn trẻ tự ngủ nhẹ nhàng không nước mắt

Phương pháp luyện ngủ fading cho bé giúp bố mẹ an nhàn

Sau khi đưa bé vào nôi và đợi một khoảng thời gian định sẵn (có thể nói là một phút), sau đó mẹ ra ngoài và một phút sau trở lại để kiểm tra và trấn an bé bằng những từ như “Mẹ yêu em” hoặc một số thể hiện tình cảm như vuốt lưng bé hoặc vỗ vỗ bé vào lưng.

Theo các chuyên gia ngủ thì nếu mẹ theo phương pháp này thì không nên bế bé lên cho mỗi lần kiểm tra hay trấn an.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phương pháp này phù hợp cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên — bé nhỏ cần có sự hiện diện của cha/ mẹ để đảm bảo bé biết rằng mình không bị bỏ rơi khi rèn bé ngủ thế này.

Mẹ tiếp tục rời khỏi phòng hay nơi ngủ của bé và lại quay lại theo số thời gian đã định sau đó để kiểm tra bé, tăng lượng thời gian giữa các lần quay lại cho đến khi mẹ đạt được khoảng thời gian là 10 hoặc 15 phút và sau đó chỉ giữ khoảng thời gian đó cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.

Kỹ thuật này có thể mất đến một tuần để làm việc, nhưng mẹ sẽ bắt đầu thấy một số tiến bộ sau một vài đêm. Nhiều chuyên gia khuyên mẹ nên giữ nhật ký đào tạo về giấc ngủ để giúp trấn an và thấy rõ sự tiến bộ của con.

2. Phương pháp Cry-it-outloud (CIO)

Ý tưởng đằng sau việc hãy để bé khóc là muốn dập tắt hành vi (khóc) bằng cách không phản ứng với nó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giống như phương pháp Ferber, mẹ phải nắm được thói quen đi ngủ của bé và chuẩn bị cho bé một giấc ngủ an toàn và phù hợp với bé, sau đó đặt bé vào giường/ phòng/ cũi, phần còn lại là hãy để đó cho bé tự ngủ, bé có thể khóc, khóc rất lâu, khóc gào... nhưng hãy để đó và bé sẽ tự chìm vào giấc ngủ

Đây chắc chắn là phương pháp huấn luyện giấc ngủ gây nhiều tranh cãi nhất, và thậm chí cả các chuyên gia khác nhau đưa ra các lời khuyên khác nhau về những gì mẹ nên làm tiếp theo - tất cả đều phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bé, cũng như cái nào thì cha mẹ có thể chấp nhận được.

Ví dụ, theo phương pháp này đề nghị thì nên để bé ngủ cho đến sáng, trừ khi mẹ đã xác định trước rằng bé vẫn cần cho ăn vào ban đêm. Đêm đầu tiên thì cực kỳ khó khăn bởi tiếng khóc của con làm sốt ruột cha mẹ, và có khi khóc lên đến hàng giờ.

Phương pháp "dỗ" con ngủ CIO

Cha mẹ  có thể chờ ít nhất một hoặc hai lần thức dậy của bé trước khi trở lại phòng với bé. Sau đó, nếu bé thức dậy sau nửa đêm, cha mẹ cũng có thể quay vào và an ủi bé trong vài phút và sau đó lại rời đi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ thường do dự hay bỏ cuộc khi làm phương pháp này, vì đa số không cầm được tiếng khóc của con. Và cũng có nhiều ý kiến phản đối với phương pháp này vì cho rằng để bé một mình khóc là không an toàn và có khả năng tổn thương về tâm lý cho bé.

3. Phương pháp ghế

Đây là một phương pháp đào tạo giấc ngủ rất chậm và đòi hỏi rất nhiều kỷ luật đối với cha mẹ. Một lần nữa, mẹ chuẩn bị cho bé ngủ, nhưng thay vì rời khỏi phòng, mẹ ngồi trên một chiếc ghế cạnh giường/cũi. Khi bé ngủ, mẹ rời khỏi phòng, nhưng mỗi khi bé thức dậy, mẹ lại ngồi xuống ghế cho đến khi bé rơi vào giấc ngủ. Mỗi đêm, mẹ di chuyển ghế xa hơn và xa hơn cho đến khi ra khỏi phòng.

Tính nhân văn của phương pháp này là cha/mẹ có mặt và luôn hiện diện với con khi con thức/ tỉnh. Tuy vậy, bé vẫn khóc rất nhiều và không ít thì nhiều đều ảnh hưởng đến cha/mẹ, vì chính cha/mẹ sẽ làm hỏng việc rèn ngủ cho bé bởi sự không cầm lòng nổi tiếng khóc của con. Do đó, tùy vào thói quen của con mà cha mẹ có thể cân nhắc để áp dụng phương pháp rèn cho bé tự ngủ trên.

Một số chuyên gia ngủ cũng khuyến cáo phương pháp này hiệu quả kém và có thể để lại hậu quả nặng nề hơn. Bởi vì cha/ mẹ ngồi và hiện diện trong phòng để con cảm thấy yên tâm mà không tương tác gì cả. Nhưng khi trẻ càng khóc để đòi hỏi sự đáp ứng của cha/ mẹ (và có những trẻ khóc để xem phản ứng của cha mẹ), và càng không đáp ứng thì hành vi khóc càng leo thang đến lúc bé không thể bĩnh tĩnh.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

11 giải pháp giấc ngủ hoàn hảo cho bé

Bí kíp dạy bé tự ngủ giúp con tự giác, mẹ nhàn tênh

4. Bế lên, đặt xuống và vỗ

Đối với trẻ sơ sinh dưới bảy tháng tuổi, các chuyên gia khuyên sử dụng phương pháp rèn ngủ với cách tiếp cận nơi mẹ ở trong phòng nhưng hãy để bé tự ngủ. Ví dụ, mẹ có thể đứng bên giường cũi của bé và có thể hát ru, vỗ hay xoa lưng để bình tĩnh và trấn an bé. Đây là phương pháp rèn con tự ngủ mà các mẹ Việt thường sử dụng để chăm con.

Mẹ có thể bế bé lên khi bé khóc ngất, hay có hành vi khóc leo theo không kiểm soát. Sau khi xoa dịu bé, mẹ lại đặt bé xuống trước khi bé rơi vào giấc ngủ. Công việc của mẹ lúc đó là giúp bé bình tĩnh lại và công việc của bé là ngủ.

Vì thế, phương pháp này có thể hoạt động tốt cho bé nhỏ dưới 6 tháng, sau sáu hoặc bảy tháng, sự hiện diện của mẹ có thể làm cho bé bực tức hơn, và bế lên rồi lại đặt xuống để dỗ bé có thể sẽ kích thích bé hơn, chứ không giúp vào việc ngủ của bé.

Những kỹ thuật rèn bé ngủ ngon

Thiết lập quy trình ngủ mỗi tối

Thiết lập quy trình ngủ là kỹ thuật tuyệt vời để giúp bé giảm tiếng khóc

Với kỹ thuật này, mẹ có thể phối hợp bất kỳ phương pháp nào đang sử dụng để giúp bé ngủ (lắc lư, bế ru), nhưng mẹ sẽ giảm lượng thời gian xuống dần đều cho đến khi, về lý thuyết, mẹ không phải làm điều đó nữa.

Đây là một kỹ thuật tuyệt vời nếu mẹ muốn giảm thiểu tiếng khóc, nhưng, thật không may, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn để duy trì, vì cha mẹ cảm thấy thay vì phải giảm thời gian ôm ru con, bế con thì ngược lại càng về sau thời gian càng dài hơn, bé ngủ khó hơn ... và cha mẹ cảm thấy mệt mỏi cứ liên tục kéo dài như thế.

Trong mọi phương pháp để thực hiện thành công luôn đòi hỏi tính kiên trì, nhất quán và kỷ luật của cha mẹ.

Thiết lập giờ ngủ

Việc đi ngủ vào giờ đi ngủ bao gồm việc đưa bé vào giường vào thời điểm bé buồn ngủ theo tự nhiên giấc ngủ của bé (thường muộn hơn mong muốn) và xác định “thời gian đi ngủ tự nhiên” này duy trì trong một vài đêm.

Sau khi bé đã quen với thói quen giờ ngủ này và ổn định. Đây là lúc mẹ di chuyển hay đẩy giờ ngủ lên 15 phút và lại giữ ổn định, rồi lại tiếp tục di chuyển hay thay đổi cho đến giờ ngủ mong muốn.

Để biết khi nào con tự nhiên rơi vào giấc ngủ, mẹ cần có một cuốn nhật ký ghi chép giấc ngủ của bé, mẹ sẽ có được các thói quen và giờ ngủ của bé.

Giúp con phân biệt ngày và đêm

Bé sơ sinh còn nhỏ chưa thể phân biệt sự khác nhau giữa ngày và đêm. Do đó, con thường thức giấc giữa đêm và ngủ li bì vào ban ngày. Để giúp bé tự điều chỉnh giấc ngủ giữa ngày và đêm, mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

  • Giữ phòng con ngủ vào ban đêm thật ít sáng (không nhất thiết phải tối hoàn toàn). Nếu bé cần được chăm sóc, mẹ nên bật đèn sáng dịu nhẹ.
  • Khi con khóc vào ban đêm, bạn cần đáp ứng nhu cầu của bé nhanh chóng như: cho bú, vỗ về,…
  • Cha mẹ nên chơi đùa và trò chuyện với con vào ban ngày, sau khi bé được ăn xong. Ban đêm, bạn chỉ cần vỗ về nhẹ nhàng để tập thói quen ngủ đúng buổi cho bé. Đây là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu ý, nếu muốn con phân biệt được ngày và đêm.

Phương pháp ngủ nào cũng đều đòi hỏi sự kiên trì, nhất quán của cha mẹ. Các chuyên gia khuyên các cha mẹ nên nhìn đến mục đích tạo được giấc ngủ khoa học xuyên đêm cho bé và hãy kiên trì bản thân để rèn bé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis