X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nuôi sống thành công bé sinh non chỉ nặng 0,6kg khi chào đời

Mất 6 phút để đọc
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nuôi sống thành công bé sinh non chỉ nặng 0,6kg khi chào đờiBệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nuôi sống thành công bé sinh non chỉ nặng 0,6kg khi chào đời

Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc nuôi sống các em bé sinh non không còn là chuyện xưa nay hiếm. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt như dưới đây sẽ khiến nhiều bạn đọc bất ngờ.

Kỳ tích nuôi sống bé sinh non tại Phú Thọ

Hôm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã bàn giao cháu bé Hoàng Lê An Nhiên cho mẹ cháu trong sự vui mừng của cả gia đình. Được biết đây là ca nuôi sống bé sinh non nhất, nhẹ cân nhất từ trước đến nay tại Trung tâm Sản nhi của bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nuôi sống thành công bé sinh non chỉ nặng 0,6kg khi chào đời

Chị Lê Thị Mai, 35 tuổi, ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, mẹ của cháu An Nhiên cho biết, cháu là con gái thứ 2 của vợ chồng chị sau 14 năm hiếm muộn. Vợ chồng chị Mai đã có một con gái đầu lòng sau khi kết hôn. Dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào chị vẫn không thể mang thai tiếp.

Vợ chồng chị Mai quyết định nhờ cậy phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Ngay từ lần đầu tiên 2 phôi đã được chuyển thành công. Để đảm bảo an toàn, chị thường xuyên kiểm tra, thăm khám thai kỳ cẩn thận, chu đáo.

Em bé chào đời sớm quá so với dự định và hành trình nuôi sống bé sinh non tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Khi thai nhi được 26 tuần tuổi, chị có dấu hiệu chuyển dạ. Ngày 30/3 bé gái chào đời với cân nặng chỉ 600g, hệ hô hấp chưa hoàn thiện, bị suy hô hấp, suy tuần hoàn rất nặng và gần như không có phản xạ. Bệnh nhi được cấp cứu ngay tại phòng sinh và được chuyển đến chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sơ sinh – Trung tâm Sản Nhi ngay sau đó. Thai nhi còn lại vì thể trạng quá yếu nên không giữ được.

nuoi-song-be-sinh-non

Cháu bé được chăm sóc đặc biệt

Bác sĩ Ngô Hữu Hà, Giám đốc Trung tâm Sản nhi Bệnh viện cho biết: “Trẻ sinh non nhẹ cân, các cơ quan chưa trưởng thành, hoàn thiện nên nguy cơ suy hô hấp, suy tuần hoàn và nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Trung tâm đã tập trung mọi nguồn lực và hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại nhất để cứu sống bệnh nhi”.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nuôi sống thành công bé sinh non chỉ nặng 0,6kg khi chào đời

Trong những ngày đầu, tình trạng bệnh nhi diễn biến hết sức phức tạp, luôn ở trong thế báo động đỏ do phổi thông khí kém, tuần hoàn liên tục phụ thuộc vào vận mạch, phụ thuộc máy thở nhiều. Bệnh nhi được nằm lồng ấp cách ly môi trường, hỗ trợ thông khí bằng máy thở, bơm thuốc trưởng thành phổi, đặt đường nuôi dưỡng qua tĩnh mạch rốn và duy trì thuốc vận mạch.

Sự hồi phục kỳ diệu của bé

Trưởng khoa sơ sinh, bác sĩ Nguyễn Đức Hậu cho biết việc chăm sóc, điều trị một em bé sinh non, nhẹ cân là vô cùng khó khăn do các cơ quan của trẻ chưa trưởng thành đầy đủ. Có những lúc, em bé có những cơn ngừng thở kéo dài, đội ngũ y bác sĩ đã phải cấp cứu rất tích cực và vất vả. Tuy nhiên bé cũng đáp ứng khá tốt với phác đồ điều trị và hồi phục khả quan.

nuoi-song-be-sinh-non

Bé An Nhiên đã được chuyển sang thở máy không xâm nhập sau 7 ngày điều trị và cai máy thở hoàn toàn khi được 21 ngày tuổi. Đến ngày thứ 28, em bé đã có thể tự thở, được cho ăn qua sonde và không cần nuôi dưỡng tĩnh mạch, cân nặng đạt 900g.

nuoi-song-be-sinh-non

An Nhiên sau hơn 70 ngày điều trị tích cực

Sau 42 ngày điều trị tích cực trong phòng chăm sóc đặc biệt, bé An Nhiên đã nặng 1,1kg và được đưa ra ghép mẹ, trẻ tự thở, chỉ hỗ trợ oxy một phần, được rút sonde dạ dày và nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.

Sau 76 ngày điều trị, bệnh nhi đạt cân nặng 2kg, toàn trạng ổn định, cân nặng bắt kịp sự tăng trưởng, các cơ quan phát triển phù hợp với lứa tuổi nên được cho xuất viện.

nuoi-song-be-sinh-non

An Nhiên khi xuất viện

Anh Hoàng Văn Hữu, bố cháu An Nhiên xúc động nói lời cảm ơn các y bác sĩ: “Thấy con mỗi ngày mỗi lớn là niềm hạnh phúc không gì so sánh được”.

Lưu ý cho thai phụ để hạn chế tình trạng trẻ sinh non

Hiện nay tỉ lệ trẻ sơ sinh sinh non dưới 28 tuần ngày càng tăng. Sinh non làm trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe như suy hô hấp, tử vong hoặc di chứng tàn tật suốt đời như bại não, tàn tật, giảm vận động, tăng động, bệnh lý võng mạc, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng… Ngoài ra các cơ quan khác trong cơ thể đều chưa hoàn thiện.

nuoi-song-be-sinh-non

Mặc dù vậy nếu được điều trị kịp thời bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại, khả năng nuôi sống bé sinh non thiếu tháng, nhẹ cân, thậm chí cân nặng dưới 1kg là khá cao.

Để hạn chế nguy cơ sinh non, chuyên gia y tế khuyến cáo chị em khi mang thai cần thực hiện thăm khám, quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Ngoài ra, chị em cũng cần chăm sóc sức khỏe tốt với chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để giảm thiểu nguy cơ sinh non.

Theo vnexpress

Xem thêm

  • Nguy cơ sinh non và băng huyết nguy hiểm nếu mẹ bầu bị dư ối
  • Giải đáp tin đồn mẹ bầu ăn cay có nguy cơ sẩy thai, sinh non
  • Điều gì làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Phong cách sống
  • /
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nuôi sống thành công bé sinh non chỉ nặng 0,6kg khi chào đời
Chia sẻ:
  • Cứu sống bé sinh non nặng 1,7kg mắc bệnh tim bẩm sinh và dị tật đường tiêu hóa

    Cứu sống bé sinh non nặng 1,7kg mắc bệnh tim bẩm sinh và dị tật đường tiêu hóa

  • Cùng nhìn ngắm những nụ cười của bé sinh non - Con sẽ sống và lớn lên khỏe mạnh, bố mẹ ơi!

    Cùng nhìn ngắm những nụ cười của bé sinh non - Con sẽ sống và lớn lên khỏe mạnh, bố mẹ ơi!

app info
get app banner
  • Cứu sống bé sinh non nặng 1,7kg mắc bệnh tim bẩm sinh và dị tật đường tiêu hóa

    Cứu sống bé sinh non nặng 1,7kg mắc bệnh tim bẩm sinh và dị tật đường tiêu hóa

  • Cùng nhìn ngắm những nụ cười của bé sinh non - Con sẽ sống và lớn lên khỏe mạnh, bố mẹ ơi!

    Cùng nhìn ngắm những nụ cười của bé sinh non - Con sẽ sống và lớn lên khỏe mạnh, bố mẹ ơi!

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn