Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ có thể là do các nguyên nhân sau: nhiễm nấm, các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm vi-rút, ung thư âm hộ, bị kích ứng với xà bông,… Vấn đề viêm nang lông ở bộ phận sinh dục khiến chị em cảm thấy khó chịu khi sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng này xuất hiện ở xung quanh lông hoặc môi trên của âm hộ. Đầu tiên, da có vẻ đỏ rồi sưng tấy và nổi cục. Khoảng một tuần sau khi nhiễm trùng, nhọt ở vùng kín sẽ xuất hiện mủ. Làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng theAsianparent Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện vấn đề trong bài nhé!
- Các triệu chứng của mụn nhọt
- Nguyên nhân nổi mụn nhọt ở vùng kín
- Các cách chữa mụn nhọt ở vùng kín
Các triệu chứng của mụn nhọt
Vùng kín nổi mụn nhọt là một vấn đề tế nhị đối với các chị em. Điều này không chỉ gây ra cảm giác ngứa rát, khó chịu, mất tự tin mà còn rất phiền phức nếu tình trạng này kéo dài. Hiện tượng này có thể là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc cũng có thể là do viêm nang lông hoặc bị bệnh mụn rộp sinh dục. Một số biểu hiện khi mụn nhọt mọc ở vùng kín:
- Cảm giác ngứa trong âm đạo
- Đau hoặc khó chịu ở khu vực bị nhiễm trùng
- Có mủ chảy ra từ mụn nhọt
- Khó đi tiểu hoặc đi tiểu bị đau
- Sốt
Hầu hết không phải mụn nhọt ở các “vùng kín” đều có những biểu hiện này. Một số người không thấy triệu chứng gì cho đến khi nhọt lớn và sưng tấy. Tuy nhiên các ca nhiễm trùng do âm hộ mọc mụn nhọt gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus. Nó xuất hiện khi có vật lạ “xâm nhập” vào da hoặc tuyến dầu bị tắc gây nhiễm trùng.
Bài viết liên quan:
Nguyên nhân nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ
Mụn nhọt ở vùng kín được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó tác nhân chính dẫn đến hiện tượng này là sự bít tắc lỗ chân lông do quá trình điều tiết bã nhờn trên da có vấn đề. Nếu các chị em thường xuyên mặc quần quá chật, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc do nóng trong người, cũng làm “cô bé” đột nhiên xuất hiện “một vị khách không mời đến”.
Các bệnh lây qua đường tình dục
- Herpes
- Giang mai
- Chlamydia
- Donovanosis
Các bệnh lây qua đường tình dục là nguyên nhân nổi nhọt ở vùng kín
Nhiễm nấm
Nhiễm trùng nấm men trong âm đạo cũng có thể gây loét. Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm men là: đau sau khi giao hợp, đau háng và tiết dịch âm đạo quá nhiều.
Nhiễm virus
- Vi-rút Epstein-Barr
- Vi-rút cự bào
- Varicella zoster (vi rút gây bệnh thủy đậu)
Các nguyên nhân khác
- Tiêu chảy
- Bị kích ứng với thuốc chống viêm
- Ung thư âm hộ
- Bị kích ứng với xà bông và chất liệu quần lót
Nổi mụn nhọt là do bị kích ứng với xà bông tắm
Những người có nguy cơ bị mụn nhọt ở vùng kín
- Bệnh nhân tiểu đường
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Suy dinh dưỡng
- Vệ sinh thân thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín
- Thói quen cạo lông vùng kín không đúng cách
Bài viết liên quan:
Các cách chữa mụn nhọt ở vùng kín nữ
Nhìn chung, nổi nhọt ở vùng kín nữ là tình trạng nhẹ nên không cần đến bệnh viện để điều trị. Mụn nhọt sẽ tự vỡ ra khi mủ chín. Để giảm đau, bạn có thể chườm mụn bằng nước ấm để mủ bên trong nhọt trồi lên bề mặt. Sau khi mụn vỡ ra, bạn cần loại bỏ mủ và máu ở nhọt rồi để cho vết thương tự khô. Tiếp đến, bạn hãy giữ vệ sinh vùng bị nhọt bằng nước sạch và dung dịch sát khuẩn.
Tiểu phẫu: Nếu tình trạng mụn nhọt trở nên nặng hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên nhọt và dẫn lượng mủ ra khỏi nhọt bằng dụng cụ vô trùng. Sau đó, bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Triệt lông bằng laser: Triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng IPL được sử dụng nếu các phương pháp điều trị khác thất bại. Đây là những phương pháp rất tốn kém và phải được thực hiện nhiều lần. Nó sẽ làm giảm mật độ của lông trong khu vực cần điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này có một số tác dụng phụ như: herpes, da bị đổi màu,…
Các cách tránh bị nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Trong thời kỳ hành kinh, nữ giới cần vệ sinh tốt khu vực âm đạo. Lúc này, nội tiết tố thay đổi sẽ làm da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm trùng nang lông.
- Chọn đồ lót thoải mái
- Hạn chế sử dụng dụng dịch vệ sinh phụ nữ
- Không dùng chung khăn tắm. Đồng thời, bạn nên thường xuyên thay khăn tắm để hạn chế vi khuẩn tích tụ
- Cạo lông vùng kín đúng cách: Trước khi “dọn cỏ”, bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Dụng cụ cạo lông nên dùng một lần và bôi kem dưỡng sau khi cạo.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế tình trạng nổi mụn nhọt
Bài viết trên đã cung cấp thông tin và cách “đối phó” với mụn nhọt ở vùng kín. Nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng mụn nhọt càng trở nên tồi tệ hơn, bạn hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!