Niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai phải không?

Thông thường, niêm mạc dày từ 8mm đến 12mm là độ dày thích hợp cho việc thụ thai. Trứng đã có thể làm tổ trên thành niêm mạc và thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc, thành niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn đã thụ thai thành công. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai hay chưa? Đây được xem là 1 trong những cách nhận biết bạn đã có "tin vui". Vậy độ dày niêm mạc tử cung có liên quan gì đến kết quả thụ thai của bạn? 

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Mối quan hệ giữa niêm mạc tử cung và sự thụ thai: Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
  • Cách cải thiện niêm mạc tử cung

Mối quan hệ giữa niêm mạc tử cung và sự thụ thai

Niêm mạc tử cung là gì?

Hai phần chính của niêm mạc tử cung là lớp nội mạc đáy và lớp nội mạc nông. Đây là một lớp tế bào mềm có nhiệm vụ bao phủ mặt trong của cổ tử cung. Niêm mạc này sẽ thay đổi độ dày mỏng dưới tác động của nội tiết tố nữ.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, độ dày của niêm mạc sẽ thay đổi thường xuyên. Độ dày này cũng là cách để bạn phát hiện mình đã thụ thai hay chưa. Niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều dẫn đến tình trạng khó thụ thai, gây vô sinh, hiếm muộn.

Khám phá thêm:

Niêm mạc tử cung liên quan thế nào đến quá trình thụ thai?

Khi có thai niêm mạc tử cung dày bao nhiêu? Độ dày của niêm mạc có vai trò rất quan trọng trong việc thụ thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Niêm mạc thường chỉ dày từ 5mm. Tuy nhiên, trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc này sẽ dày từ 8mm đến 12mm. Việc sản sinh các hormone sinh dục sẽ làm cho niêm mạc tử cung dày hơn bình thường. Đây chính là sự chuẩn bị khi trứng chuẩn bị thụ tinh và làm tổ trong tử cung.

Nếu trong thời gian rụng trứng có hiện tượng thụ thai thì niêm mạc sẽ dày từ 12mm - 18mm. Đây sẽ là “bức tường” vững chắc cho phôi thai bám trên niêm mạc. 

Ngược lại, nếu trong quá trình rụng trứng không có hiện tượng thụ thai thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra, đẩy máu ra ngoài theo đường âm đạo và gây hiện tượng hành kinh mỗi tháng ở nữ.

Để biết được chính xác độ dày của niêm mạc tử cung, bác sĩ sẽ dùng phương pháp siêu âm đầu dò để kiểm tra. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, niêm mạc quá mỏng (mỏng hơn 5mm) sẽ gây ra hiện tượng rong kinh, kinh có nhưng rất ít. Niêm mạc quá mỏng sẽ khiến cho trứng sau khi đã thụ tinh không thể bám chắc trên niêm mạc. Từ đó, gây ra hiện tượng sảy thai hoặc rất khó để thụ thai. 

Nếu niêm mạc quá dày, dày từ 18mm và hơn 20mm,  nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Tình trạng này sẽ dẫn đến việc vô kinh trong một thời gian dài có thể kéo dài cả mấy năm. Đây cũng là dấu hiệu của đa nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt,.. khiến bạn khó có thể thụ thai.

Có thể bạn chưa biết

4 thực phẩm vàng cải thiện tình trạng niêm mạc tử cung mỏng, giúp tăng khả năng thụ thai hiệu quả!

5 cách chữa niêm mạc tử cung dày giúp mẹ dễ mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai phải không? 

Độ dày niêm mạc tử cung có vai trò quyết định quá trình thụ thai có diễn ra thành công hay không. Vậy nội mạc tử cung dày 15mm có thai không?

Thông thường, niêm mạc dày từ 8mm đến 12mm là độ dày thích hợp cho việc thụ thai. Trứng đã có thể làm tổ trên thành niêm mạc và thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc, thành niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn đã thụ thai thành công. 

Cách cải thiện niêm mạc tử cung

Đối với niêm mạc tử cung dày

  • Hạn chế sự sản sinh của hormone estrogen. Bạn có thể tập luyện thể dục thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát cân nặng. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, uống nhiều sữa đậu nành hoặc các sản phẩm làm từ đậu nành. 
  • Không thức khuya. Thức khuya cơ thể sẽ không thể tiết các hormone giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.

Đối với niêm mạc tử cung mỏng

  • Không tác động đến tử cung bằng các biện pháp nạo phá thai, uống thuốc tránh thai.
  • Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giúp sản sinh nội tiết tố nữ làm dày niêm mạc. 
  • Tăng cường các thực phẩm bổ máu vì niêm mạc mỏng cũng là do thiếu máu. 

Để biết được cơ thể có niêm mạc tử cung dày hay mỏng, chỉ có một cách duy nhất là siêu âm đầu dò. Nếu bạn khó có con, hãy siêu âm để biết độ dày của niêm mạc tử cung để biết được nguyên nhân hiếm muộn có phải đến từ niêm mạc hay không. Từ đó, có cách chữa trị kịp thời. 

Siêu âm đầu dò có hại không?

Đây là phương pháp thăm khám phụ khoa (siêu âm vùng chậu) phổ biến được bác sĩ chuyên khoa chỉ định đối với những đối tượng phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã từng quan hệ tình dục nhằm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe sinh lý và sinh sản của nữ giới.

Phương pháp này sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo, giúp hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ có đầu tròn nhỏ (khoảng 2 đến 3 inch) để tiếp xúc với thành âm đạo, từ đó có thể quan sát được những hình ảnh từ bên trong và nhờ đó có thể xác định tình trạng sức khỏe của nữ giới.

Siêu âm đầu dò có hại không? Thủ thuật này thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa sản, có kinh nghiệm chuyên môn cao. Thực tế, trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo, không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến tử cung và cổ tử cung. Do vậy siêu âm đầu dò âm đạo an toàn, không gây đau đớn cho chị em tuy nhiên sẽ cảm thấy hơi khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nguồn: Vinmec.com)

Tạm kết

Niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai - đó là dấu hiệu đáng mừng khi cơ thể bạn có kích thước niêm mạc thích hợp cho việc trứng làm tổ. Độ dày của niêm mạc có vai trò rất quan trọng trong việc thụ tinh. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy thường xuyên khám sức khỏe sinh sản để phát hiện kịp thời vấn đề nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le