Nhũ hoa có đốm trắng trong thời kỳ mang thai và sau sinh là do có sự thay đổi hormone hoặc đây là dấu hiệu mẹ đang bắt đầu bị tắc tuyến sữa. Nếu không có cách xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng áp xe vú, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ.
- Đầu nhũ hoa có đốm trắng là hiện tượng gì
- Nguyên nhân đầu ti có đốm trắng
- Cách xử lý
- Phòng tránh hiện tượng nhũ hoa có đốm trắng thế nào.
Nhũ hoa có đốm trắng, rút cục đây là triệu chứng gì?
Những đốm trắng trên đầu ti (trong chuyên môn gọi là white dot) là các nốt trắng nhìn tựa như mủ ở đầu vú mẹ, được hình thành do các phần mỡ dư thừa tích tụ, tắc lại hoặc màng da của cơ thể mẹ bong tróc không hết, dồn lại lâu dần thành những nốt bít kín đầu ti mẹ.
Thông thường, khi đầu ti có chấm trắng sẽ có hình dạng là các chấm nhỏ như mủ hoặc các nốt phỏng dạ có kích thước không quá 1mm. Những mẹ nào gặp phải hiện tượng này sẽ cảm giác đau buốt tới tận óc như có người cầm kim châm vào ngực mình mỗi lần con bú. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng mẹ đang bắt đầu bị tắc tuyến sữa. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng áp xe vú, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Điều trị áp xe vú như thế nào để không tái phát và gọi sữa về hiệu quả?
Vì sao mẹ lại gặp phải hiện tượng nhũ hoa có đốm trắng khi cho con bú?
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng nhũ hoa có đốm trắng trong thời kỳ mang thai và sau sinh là do có sự thay đổi hormone. Những đốm trắng này được gọi là hạt montgomery. Đây là dạng tuyến bã chuyên sản sinh và chứa chất nhờn, có tác dụng giúp núm vú có độ mềm mại và dẻo dai trong thời kỳ mang thai. Các hạt này cũng đã được chứng minh là có mùi giúp kích thích bé bú sữa và định vị núm vú của mẹ, đồng thời thông báo vú mẹ tiết sữa khi bé chạm môi vào. 1 số chị em cũng bị có đốm trắng ở nhũ hoa dù không mang thai hay cho con bú do sự thay đổi hormone này (theo chu kỳ kinh nguyệt, dùng thuốc tránh thai, các rối loạn hormone khác)
- Một điều mà các mẹ không ngờ là hiện tượng này lại xuất phát từ chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nếu mẹ ăn quá nhiều các món với hàm lượng chất béo cao như bơ, phô mai, chân giò… hay các món xào rán quá nhiều thì rất dễ khiến dẫn đến tình trạng này.
- Nhiễm trùng nấm (Candida) do các nấm phát triển quá mức ở các vùng ẩm ướt, trong đó vùng núm vú ở mẹ cho con bú dễ bị nhiễm. Trong thai kỳ, hàm lượng estrogen cao làm tăng lượng đường, trong khi nấm ăn đường, dẫn tới mẹ bị nhiễm nấm (có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ)
- Bé bị bệnh tưa lưỡi – nhiễm trùng do nấm candida, vú mẹ cũng có thể bị nhiễm nấm khi bé bú.
Xử lý thế nào đây khi mẹ bị đốm trắng trên đầu ti?
Nhiều mẹ quá lo lắng với hiện tượng đầu ti có mủ trắng mà ngừng cho con bú. Đây không phải là cách xử lý vấn đề hiệu quả. Trên thực tế, cách này sẽ chỉ khiến cho mẹ càng đau thêm do sữa bị tắc lại trong bầu ngực quá nhiều. Chính vì thế mẹ hãy thử các cách dưới đây:
- Mẹ cần vắt một ít sữa ra trước, sau đó cho con tiếp tục bú bên có đốm trắng trước. Lưu ý là nên cho bé bú khi bé đã khá đói, khi đó bé sẽ bú được mạnh. Dù có đau đến mấy thì các mẹ cũng chịu khó một chút. Với cách này chẳng mấy chốc lượng chất béo bị tích lại sẽ dần dần được trôi ra ngoài. Mẹ sẽ hết đau và không còn bị tắc tia sữa nữa.
- Trong trường hợp con đã bú nhiều mà đốm trắng trên đầu ti vẫn chưa hết thì mẹ có thể dùng tay đã rửa sạch sẽ hoặc dùng kim tiêm nhúng vào cồn và chấm nhẹ lên đó. Cách này có thể hơi đau một chút nhưng sẽ giúp cho chất béo đọng lại bên trong chảy ra ngoài ngay lập tức.
- Trường hợp mẹ đã thử 2 cách trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm thì cần đến tư vấn với bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Bạn có thể chưa biết:
Tuyệt chiêu cứu nguy cho bộ ngực “xập xệ” sau sinh sớm trở lại căng tròn như thời con gái
Mẹ có thể phòng chống hiện tượng đốm trắng trên đầu ti bằng các cách đơn giản
BS Trần Thu Thủy – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết “Nguyên nhân thông thường dẫn đến tình trạng tắc tia sữa của mẹ là do cho trẻ bú sai tư thế, mẹ mặc áo lót không phù hợp hoặc mẹ bắt đầu giảm số cữ bú của trẻ. Để phòng tránh tình trạng này, khi cho trẻ bú, mẹ nên bế sao cho cằm trẻ áp sát vùng bị tắc, đồng thời dùng tay bóp ngực để hỗ trợ trẻ, giúp sữa chảy ra được nhiều hơn. Mẹ có thể thay đổi bên ngực ở mỗi cữ bú để sữa đều được bú cạn ở cả hai bên”.
Mẹ cần học cách day bóp bầu ngực để kích thích sữa mẹ và vắt kiệt sữa sau mỗi lần con bú theo các bước như sau:
- Rửa tay thật sạch sẽ để phòng tránh nhiễm khuẩn
- Chườm nước nóng vùng ngực (lưu ý nên tránh phần đầu ti vì đây là vùng nhạy cảm, đầu ti có thể bị nứt)
- Dùng ngón cái và ngón trỏ cầm đầu ti rồi kéo xoay qua xoay lại từ 1-2 phút.
- Ngón cái đặt phía trên, ngón trỏ đặt đối diện.
- Ấn nhẹ các ngón tay vào bầu ngực rồi ép xuôi quầng vú về phía trước. Thực hiện quá trình này từ 3-5 phút cho mỗi lần thức hiện.
Một trong những cách hiệu quả để phòng tránh hiệu quả tình trạng tắc tia sữa cùng như ngăn ngừa đốm trắng trên núm vú xuất hiện, mẹ cần tránh ăn các món quá ngọt cũng như đồ ăn chứa nhiều chất béo.
Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo thêm cách chữa tắc tia sữa như sử dụng máy hút sữa, massage bầu ngực và một số mẹo dân gian như sử dụng xôi nóng chườm ngực, uống nước lá… Kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu calo nhưng không quá nhiều chất béo thì hiện tượng này sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Xem thêm
- Thực đơn bữa tối cho bà bầu nhẹ bụng, không lo tăng cân vào mẹ
- Đi đẻ không hề đau đớn nếu mẹ bầu chịu khó tập đúng 8 động tác đơn giản này
- Tìm hiểu về thực đơn giữ dáng, healthy của người nổi tiếng