theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ bị nhồi máu cơ tim suýt chết khi dạy toán cho con

Mất 6 phút để đọc
•••
Mẹ bị nhồi máu cơ tim suýt chết khi dạy toán cho conMẹ bị nhồi máu cơ tim suýt chết khi dạy toán cho con

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh khá nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Gần đây đã có trường hợp một người phụ nữ bị ngồi máu cơ tim suýt mất mạng vì dạy toán cho con. Vậy bệnh nhồi máu cơ tim nguy hiểm như thế nào hãy theo dõi bài viết sau.

Người mẹ suýt chết vì nhồi máu cơ tim khi dạy toán cho con

Ngày 1/11 vừa qua, bà Wang , 36 tuổi ở thành phố Hồ Bắc Trung Quốc đã phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim do cố gắng giảng toán cho con. Khi bà cố gắng căng não để giảng toán lớp 3 cho con thì cảm thấy khó thở và lên cơn đau tim. Sau đó, bà đã gọi cho chồng để đưa đến bệnh viện. Tại đây bác sĩ Yang Xiaoxue chẩn đoán bà Wang bị nhồi máu cơ tim nhưng may mắn phát hiện kịp thời.

nhoi-mau-co-tim

Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong

Bà Wang kể lại “Tôi giảng đi giảng lại nhiều lần nhưng thằng bé vẫn không hiểu, khiến tôi tức phát điên”. Bà Wang không ngờ rằng sự tức giận của mình lại mang lại hậu quả nghiêm trọng như thế.

Theo bác sĩ Yang, chế độ ăn uống không lành mạnh và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trung niên như bà Wang. Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên cha mẹ nên học cách quản lý cảm xúc khi nói chuyện với con cái. Căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến cha mẹ, mà còn ảnh hưởng con cái.

nhoi-mau-co-tim

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạnh thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là độ tuổi trung niên. Hiện tượng này xảy ra khi đột ngột bị tắt nghẽn mạch máu. Gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, dẫn đến suy tim, sốc tim, đột tử tim…

Nguyên nhân gây nên nhồi máu cơ tim

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, trong đó nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch. Cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào là những thành phần hình thành mảng xơ vữa. Chúng bám vào thành mạch máu dẫn đến tắc nghẽn.

nhoi-mau-co-tim

Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Từ 30 tuổi cơ thể bắt đầu tiến trình hình thành nên mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra và kéo dài đến vài chục năm.

Bên cạnh đó, căng thẳng, lo âu quá độ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim

  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Đau thắt ngực. Mức độ có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau kéo dài trên 20 phút.
  • Khó thở
  • Vã mồ hôi, tay chân lạnh
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Tụt hoặc tăng huyết áp
  • Ngất

Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim, phải đưa bệnh nhân đến bệnh viên kịp thời. Tại đây các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxy. Được sử dụng thuốc giảm đau ngực hoặc thuốc kiểm soát nhịp tim.

Trong một số trường hợp cần phải làm phẫu thuật để thông mạch máu như:

Can thiệp mạch vành (PCI)

Đây là một thủ thuật thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa can thiệp tim mạch. Trong thủ thuật người bệnh vẫn còn tỉnh và có thể quan sát tiến trình thủ thuật trên màn hình video. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại vị trí đùi hoặc cổ tay của người bệnh. Hệ thống ống dẫn được luồn tại đùi hoặc cổ tay theo mạch máu về hướng về tim. Dựa vào hình ảnh thu được trên màn hình chụp, các bác sĩ tìm được vị trí tắc đồng thời thực hiện đặt stent (ống thông) vào mạch máu bị tắc. Stent bung lên giúp máu lưu thông lại bình thường.

Mổ bắc cầu mạch vành (CABG)

Đây là phương pháp phẫu thuật có gây mê được thực hiện tại khoa phẫu thuật tim. Những đoạn mạch máu được lấy từ những nơi khác trong cơ thể được làm cầu nối phía trước và sau nơi tắc. Giúp máu đi theo đoạn mạch máu ghép đến nuôi cơ tim phía dưới. Đoạn mạch máu được lấy đi chỉ là 1 phần rất nhỏ trong hệ thống mạch máu phong phú của cơ thể. Nên sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan này.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Vai trò của việc ăn uống góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế cholesteron là điều nên làm. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể dục thể thao cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế tắt nghẽn mạch máu.

Không nên sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, bia, rượu.

Giảm cân an toàn, duy trì chế độ cân nặng hợp lý để luôn có sức khỏe tốt.

Xem thêm

Những điều phải biết về chứng suy tim ở trẻ em: Có thể ngăn ngừa được hay không?

Con trai thứ 5 của ca sĩ Quách Thành Danh bị bệnh tim bẩm sinh

Tim ngừng đập gần 2 tiếng, bé trai 5 tuổi vẫn sống sót diệu kỳ

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Vũ Mỵ

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Mẹ bị nhồi máu cơ tim suýt chết khi dạy toán cho con
Chia sẻ:
•••
  • Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim

    Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim

  • Khi nào có tim thai? Mẹ cần làm gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

    Khi nào có tim thai? Mẹ cần làm gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

  • Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

    Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

  • 4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo vệ bé yêu an toàn

    4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo vệ bé yêu an toàn

app info
get app banner
  • Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim

    Chàng trai 23 tuổi chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chỉ 3 loại thực phẩm là gánh nặng cho tim

  • Khi nào có tim thai? Mẹ cần làm gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

    Khi nào có tim thai? Mẹ cần làm gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

  • Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

    Tìm hiểu 7 biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và khoa học nhất

  • 4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo vệ bé yêu an toàn

    4 hành vi dễ khiến thai nhi 'khó thở', mẹ bầu nhớ tránh để bảo vệ bé yêu an toàn

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Hướng dẫn cộng đồng
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app