Gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách là dưới cổ đệm một khăn bông nhỏ. Nhiều mẹ không biết rằng bé ngủ không nằm gối vẫn ngủ rất ngon và không ảnh hưởng gì. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ ở trẻ nếu ngủ sớm với gối
- Gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách- Chỉ cần lót khăn mỏng dưới đầu cho trẻ
Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ ở trẻ nếu ngủ sớm với gối
Ngủ không dùng gối
Ngạt thở, thiếu ô xy
Do đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm trong khi gối dành cho trẻ sơ sinh thường mềm, lõm ở giữa, nên trẻ có thể chìm vào gối mềm và có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở. Hơn nữa, mũi của bé rất nhỏ và ngắn, một phần nào đó sẽ bị đè ép bởi chiếc gối. Làm hạn chế luồng không khí khi bé di chuyển đầu liên tục, nhiều tư thế, vị trí.
Ngoài nghẹt thở, gối còn làm tăng nguy cơ đột tử. Nếu gối được nhồi với miếng bọt biển hoặc hạt xốp, lâu ngày nó có thể bị xẹp, trở nên lỏng lẻo và dễ dẫn đến ngạt thở. Có thể hạn chế sự chuyển động của bé bằng những chiếc gối hình móng ngựa.
Có thể bạn chưa biết
Ảnh hưởng cổ
Hầu hết gối trẻ sơ sinh mềm mịn và không bằng phẳng, điều này khiến bé dễ bị trật khớp cổ, đau mỏi cổ… khi ngủ trong nhiều giờ.
Không những thế, việc những chiếc gối lõm ở giữa hoặc được cha mẹ cố định phần đầu cho trẻ đỡ di chuyển sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển xương tự nhiên của trẻ. Chính vì vậy việc gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách là cực kỳ quan trọng.
Hội chứng đầu bẹt
Ngủ trên một chiếc gối mềm quá lâu có thể làm phát sinh hội chứng đầu bẹt ở trẻ do áp lực không đổi và xương của trẻ sơ sinh còn mềm. Trong khi quan trọng là phải đặt phần sau đầu xuống gối để giảm các trường hợp đột tử. Điều này có thể dẫn đến biến dạng cấu trúc trong đầu khi sử dụng một chiếc gối ngủ.
Đổ mồ hôi đầu
Chất liệu của vỏ gối cũng có thể gây ra vấn đề. Nguyên do là nếu vỏ gối được làm bằng chất liệu thấm hút kém, bé dễ bị đổ mồ hôi đầu hoặc cảm thấy khó chịu. Do đó, gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách là ngủ không cần gối để loại bỏ nguy cơ trên.
Ngủ không dùng gối
Gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách – Chỉ cần lót khăn mỏng dưới đầu cho trẻ
Ngủ không cần gối tốt không? Do những ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra như ở trên, nên nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo không cần dùng gối cho trẻ dưới hai tuổi, nhất là trẻ sơ sinh. Thực tế đã chứng minh, bé ngủ không nằm gối vẫn ngủ rất ngon và không ảnh hưởng gì.
Có thể bạn chưa biết
Đối với trẻ sơ sinh
- Khi mới lọt lòng trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên tư thế từ bào thai, nghĩa là tay chân co lại. Trẻ mới sinh trong vòng 24 giờ đầu nên nằm ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, cách gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách là ở dưới cổ đệm một khăn bông nhỏ.
- Sau 1-2 giờ, cần đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia. Nếu không, đầu trẻ có thể bị biến dạng do cứ để nằm nghiêng mãi về một phía vì lúc mới sinh, khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau.
- Tuy nhiên, nếu bé vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng về phía bên phải nhằm tránh nôn trớ.
- Khi cho trẻ nằm nghiêng, bé ngủ không nằm gối, chú ý đừng để vành tai của trẻ bị chèn gập về phía trước.
Ngủ không gối với trẻ lớn hơn
Gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách là chỉ cần dùng khăn vải gập lại làm đôi làm ba là được. Xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng (chỉ khi trẻ biết đứng và đi thì cột sống mới cong). Nên khi nằm ngửa thì lưng và gáy cùng nằm trên một mặt phẳng, do vậy không cần gối đầu. Hơn nữa đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng thì vẫn không cần gối.
Bé thích nằm nghiêng có sao không?
Nhiều mẹ thấy bé nhà mình hay nghiêng về một bên cố định, khi bố mẹ chỉnh cho con nghiêng đầu về hướng ngược lại hoặc nằm ngửa thì bé quấy khóc không chịu. Đôi khi hướng cho bé xoay sang bên kia một lát bé lại quay qua hướng thuận.
Theo BS. CK1. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ, do bé chỉ thuận một bên nên sẽ có xu hướng nghiên một bên. Cách xử lý là người lớn cố gắng xoay bé sang bên còn lại được lúc nào hay lúc đấy. Mẹ hãy thử treo đồ chơi hay những vật dụng có màu sắc đậm tương phản nhau để bé chú ý.
Nguồn thông tin: Bé ngủ nghiêng đầu – Bệnh viện Từ Dũ
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!