Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm là thắc mắc của nhiều người đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thai sản hay thậm chí là người đang lên kế hoạch có con. Xét về từng loại bảo hiểm thì có nhiều quy định của nhà nước. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc:
- Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Quy định với các loại bảo hiểm khác
Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội đi kèm với các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn, đau ốm… mà người lao động được hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Lưu ý những thai phụ đóng bảo hiểm theo hình thức tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ thai sản này. Chế độ bảo hiểm thai sản được ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
(Nguồn: Freepik)
Dựa trên quy định của pháp luật VN, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ sinh con. Để hiểu rõ hơn về quy định này, cùng quy định cho các loại bảo hiểm khác, chúng tôi trích vắn tắt các văn bản luật để thai phụ được nắm rõ.
Xem thêm:
Mẹ thắc mắc: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Quy định đóng bảo hiểm với đối tượng nghỉ thai sản
1. Bảo hiểm xã hội
Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 tại Điều 35, Khoản 2 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:
“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 tại Điều 39, Khoản 2 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
(Nguồn: Phụ Nữ Online)
Vậy trước năm 2015: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không căn cứ vào thời gian nghỉ trong tháng đó là bao nhiêu. Từ năm 2016 trở đi, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có các trường hợp:
– Nếu trong tháng người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên thì được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
– Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc dưới 14 ngày thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.
2. Bảo hiểm y tế
Theo Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 tại Điều 1, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật số 25/2008/QH12 như sau:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”
(Nguồn: Sức khoẻ đời sống)
Theo quy định trên thì trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì mức đóng tối đa hằn thàng của người nghỉ thai sản là bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
Xem thêm:
Lao động nữ đóng bảo hiểm 6 tháng có được hưởng thai sản?
3. Bảo hiểm thất nghiệp
Tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP tại Điều 11 quy định về tham gia hiểm thất nghiệp như sau:
“Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.”
Kết luận, nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm không? Câu trả lời là không. Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ sinh con. Với bảo hiểm y tế, người lao động vẫn tiếp tục thực hiện việc đóng bảo hiểm nhưng do cơ quan, tổ chức của bên sử dụng lao động đóng cho.
Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động vẫn được tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động không được tính thời gian nghỉ sinh vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!