Bịn rịn, khóc lóc… Đó là những cảm xúc trong ngày đầu con đi nhà trẻ. Con tò mò một phần thì bố mẹ lo lắng mười phần. Phải làm sao đây?
Kết thúc những ngày tháng ở nhà, mẹ và con cùng dắt nhau đi học. Hỡi ơi, sao trường học trước đây nó đẹp bao nhiêu thì giờ nó đáng sợ như vậy. Ngày đầu con đi nhà trẻ, bố mẹ lo sốt vó. Lo lắm chứ! Đang bao bọc con bao nhiêu, giờ con rời xa vòng tay để đi học…
Hãy cùng chia sẻ cảm giác này với theAsianparent.
“Sao mẹ bỏ con? “
Chia sẻ từ chị Phạm Thị Tuyết, 27 tuổi ở Cần Thơ:
“Mỗi ngày con khôn lớn với mẹ là một trang nhật ký nới đó chất chứa biết bao tình yêu thương, bao nhiêu kỉ niệm dành cho con. Mẹ nhớ ngày con đi nhà trẻ. Đó là ngày vô cùng đặc biệt. Đó là ngày con không còn cả ngày quấn quýt bên chân mẹ mà con đến một môi trường hoàn toàn mới, tiếp xúc mới những người mới. Nào là bạn bè, các cô và nhiều thứ mới nữa.
“Sao mẹ bỏ con?”
Lúc đó mẹ còn nhớ con đã khóc rất nhiều lắm. Sưng hết cả mắt. Nước mũi cứ thi nhau chảy, cứ bám theo mẹ chẳng rời . Mẹ nhìn con thương lắm nhưng rồi sau mấy lời động viên an ủi, mẹ phải gửi con cho cô giáo rồi chạy thật nhanh về. Phía sau là tiếng khóc gào thét của con.
Nghe đứt từng đoạn ruột!
Hôm đó con học tới 10 giờ 30 trưa về. Nhìn thấy mẹ, con trai khóc to hơn, chạy tới ôm cổ mẹ trách “Sao mẹ bỏ con”. Mẹ nhìn thấy con khóc theo rồi vỗ về con nói: Mẹ lại đón con về nè. Rồi mẹ chở con về nhà. Lúc này con không còn đủ sức khóc nữa mà ngủ ngay trên xe. Có lẽ do khóc cả buổi sáng rồi. Mẹ vừa chạy xe vừa một tay đỡ lấy đầu con. Nhìn con lả đi mà thương con lắm con biết không?”
Khóc, khóc và… khóc
Những bậc cha mẹ lần đầu cho con đi nhà trẻ thường gặp không ít khó khăn trong việc giúp bé quen với môi trường mới. Để tránh gây cho con quá nhiều xáo trộn đến nhịp độ sinh học của cơ thể, tâm lý lẫn thể chất, mẹ nên áp dụng những kinh nghiệm xương máu lẫn kiến thức bổ ích của các mẹ đi trước và chuyên gia chia sẻ.
Nếu mẹ cứ ở lại, con sẽ tiếp tục khóc
Hầu hết các bé thời gian đầu đều không thích đi học. Đa số sẽ khóc liên tục tầm 2 tuần đầu tiên khi đến lớp. Từ tuần thứ 3 trở đi, bé quen dần với môi trường mới và bắt đầu chịu hợp tác với bố mẹ và cô giáo hơn. Với các bé khóc lâu hơn thời gian trên thì mẹ không nên lo lắng quá. Chỉ cần áp dụng thêm một số mẹo sau thì sẽ cải thiện đáng kể. Một số trường hợp phải kể đến là:
-Bé không chịu đi, khóc suốt buổi
-Bé không tăng cân, sụt ký, bỏ ăn
-Có thể bị ốm, mắc các bệnh lây nhiễm hay gặp ở trẻ em
-Bé bị bạn bè đánh hoặc bị người lớn bạo hành, làm tổn thương cơ thể
-Về nhà, ban đêm khi ngủ có thể trẻ sẽ quấy khóc liên tục
Cách xử trí trong ngày đầu con đi nhà trẻ
– Ngày đầu tiên gửi trẻ, mẹ chỉ nên gửi nửa buổi. Theo hướng dẫn của các cô, mẹ nên âm thầm ngồi ở khu vực dành cho phụ huynh để theo dõi con và đánh giá khả năng thích nghi của bé. Buổi trưa, khi cô giáo cho các con ăn trưa xong xuôi thì mẹ hãy đưa con về nhà.
Hình ảnh hiếm gặp
-Tùy từng bé dễ hay khó mà ngày thứ 2-3-4, cô giáo sẽ vẫn để mẹ ở lại theo dõi con hoặc khuyên mẹ nên về. Cứ ăn trưa xong thì mẹ đến đón.
– Mẹ nên dặn cô giáo nên để con được thoải mái trong chuyện ăn uống. Nếu bé thích dùng thìa thì cho dùng thìa tự xúc ăn. Nếu bé thích được đút hoặc bóc tay thì những ngày đầu cứ chiều theo con rồi sau đó mới dần dần hỗ trợ. Chỉ dạy để con thay đổi từ thói quen xấu sang thói quen tốt.
– Khi đến đón con, mẹ nên hỏi về tình hình ăn uống trong ngày để biết được bữa tối con nên ăn những gì để ngon miệng, đủ chất, bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt của bữa trưa. Nếu thấy con ăn ít, biếng ăn, bị sốt… thì mẹ hãy bình tĩnh. Dần dần. tình trạng này sẽ được khắc phục thôi. Không nên sợ mà bắt trẻ nghỉ ở nhà ngay.
-Với các bé lần đầu gửi trẻ, mẹ nhớ bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con những món giúp tăng chất kháng sinh tự nhiên để hạn chế nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm ở môi trường đông đúc trẻ nhỏ như: sữa chua, nước cam chanh, lá tía tô, các loại đậu…
Những sai lầm cần tránh để bé không quấy khóc ngày đầu
Mặc dù rất yêu con, nhưng phụ huynh đôi khi vẫn dính những sai lầm cơ bản. Nó dẫn đến việc con thiếu chủ động. Liên tục quấy khóc và đòi về.
Khóc là sản phẩm khi đi nhà trẻ
– Mẹ không ở chơi với con quá lâu trong ngày đầu. Nếu muốn ở quan sát con kĩ lưỡng thì nên đứng nép ngoài cửa sổ. Hoặc quan sát camera! Đừng để bé nhìn thấy sự có mặt của mẹ.
– Không nên để trẻ đi học cách hôm. Hôm nay đi, mai lại nghỉ… Hoàn toàn sai lầm. Sự thiếu tính kiên quyết, thiếu ổn định này sẽ khiến bé hòa nhập với lớp lâu và khó khăn hơn với môi trường mới, lười đi nhà trẻ. Đặc biệt, với những bé khó tính thì càng khó khăn hơn.
– Không nên cho con ăn sáng quá no. Bởi những ngày đầu con đi nhà trẻ, bé sẽ khóc nhiều. Việc khóc nhiều mà bụng quá no rất dễ dẫn tới nôn trớ. Bé nôn trớ sẽ mệt, đói, ăn ít, mau sụt ký, dễ bị bệnh.
Lời kết
Cho con quen dần, con sẽ hết khóc
Ngày đầu con đi nhà trẻ rất nhiều nước mắt. Nhưng nếu có thể, hãy ghi lại khoảnh khắc đó. Đó là khoảnh khắc duy nhất trong đời, chỉ xảy ra một lần thôi. Sau này xem lại, đó là những thước phim vô cùng quý giá. Chúc bạn thành công trong việc cho con đi nhà trẻ.
Xem thêm:
9 kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3 tuổi bố mẹ nhất định phải dạy con
5 cách chơi với con hiệu quả bố mẹ nhất định phải đầu tư cho trẻ
Bé đi nhà trẻ hay ốm Mẹ chịu khó áp dụng ngay 4 cách này để con nhanh khỏe, chóng vào nếp
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!