Một số cha mẹ thường có những lo lắng về chuyện ăn uống, học hành và đặc biệt là tính cách của trẻ khi lớn lên. Liệu trẻ có trở thành người ích kỷ, ngỗ ngược trong mắt người khác? Nếu không muốn điều này xảy ra, đây là 5 điều mà cha mẹ cần phải bồi dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Nuôi dưỡng lòng cảm thông của trẻ
Phần lớn các bậc cha mẹ đều rất coi trọng sự thành công cũng như hạnh phúc của con mình. Nhưng một trong nhưng điều tiên quyết mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần học là phải biết kiểm soát ham muốn của bản thân. Đừng để lòng ham muốn của trẻ vượt lên quá mức mà gây hại cho người khác. Nhưng cũng không nên quá ít để người khác có thể bắt nạt trẻ.
Do đó, nền tảng nuôi dưỡng trẻ rất quan trọng. Cha mẹ cần dạy trẻ biết quan tâm, chăm sóc người khác. Không gây khó khăn, ảnh hưởng đến những người cùng làm việc. Biết nhận thức lợi ích chung của tập thể hơn là của bản thân. Dạy cho trẻ cần biết nhường nhịn, hy sinh khi cần thiết nhưng cũng không quá nhượng bộ để dễ bị bắt nạt.
Cha mẹ nên làm thế nào:
- Cha mẹ cần nói cho trẻ biết điều quan trọng nhất với cha mẹ là trẻ lớn lên trở thành người tốt, có đạo đức. Một khi trẻ nhận thức được điều này, trẻ sẽ kiểm soát hành vi cũng như cách cư xử của mình theo chiều hướng tích cực.
- Cha mẹ cần thường xuyên quan sát những khi trẻ nói chuyện với người khác. Hướng dẫn trẻ cư xử sao cho đúng mực, lễ phép, lịch sự, đặc biệt là với người lớn tuổi.
Ảnh: Dạy trẻ cách gọi tên cảm xúc
Dạy trẻ biết quan tâm tới người khác
Nếu cha mẹ thấy con chưa biết thể hiện sự quan tâm tới người khác, tách biệt mình ra khỏi tập thể thì cần phải hết sức chú ý. Vào thời điểm này, việc cha mẹ làm gương về cách cư xử của mình để con có thể học hỏi là điều rất quan trọng. Hành động sẽ hiệu quả hơn lời nói. Hãy để con thấy cách cha mẹ chia sẻ, quan tâm tới người khác như thế nào. Khi đó, con sẽ tự giác học theo.
Thói quen biết quan tâm tới người khác có thể dạy con bằng rất nhiều hoạt động. Chẳng hạn như chơi thể thao hoặc làm việc nhà. Qua các công việc này, cha mẹ có thể tập cho con tính kiên nhẫn, biết chia sẻ công việc với cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Đây sẽ là nền tảng cần thiết để trẻ phát huy nhân cách tốt.
Cha mẹ nên làm gì?
- Khen và thưởng cho con mỗi khi con giúp làm việc nhà như dọn phòng, dọn bàn ăn, v.v. Điều này sẽ giúp con có động lực tích cực để làm việc.
- Dạy con biết phân biệt việc mình nên làm và không nên làm. Từ đó trẻ sẽ ý thức được đúng, sai cũng như có một thế giới quan đúng đắn về cuộc sống.
Khuyến khích lòng tự tin của trẻ
Trẻ ở độ tuổi này đang mới bắt đầu làm quen với trường lớp. Bé có thể chưa thích nghi được với việc phải ở chung với người lạ trong nhiều tiếng đồng hồ. Do đó, trẻ dễ bị lo lắng, bồn chồn và trở nên mất tự tin. Để khuyến khích lòng tự tin, dám thể hiện chính kiến bản thân của trẻ, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và tập dần dần cho trẻ.
Ảnh: Hãy để trẻ trải nghiệm
Cha mẹ nên làm gì:
- Làm mẫu cho trẻ xem mỗi khi đi ra ngoài. Hãy để trẻ thấy cách cha mẹ bắt chuyện và chào hỏi người khác như thế nào. Khuyến khích trẻ kết bạn trong các tình huống không quen thuộc. Nếu trẻ cảm thấy sợ hãi hãy cho trẻ thời gian. Từ từ, từng bước một để trẻ làm quen với môi trường mới. Một khi trẻ đã thích nghi được thì hãy để trẻ bắt chuyện với một ai đó dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.
- Nếu có thể cha mẹ hãy để trẻ trải nghiệm thật nhiều. Từ những điều nhỏ nhặt như giúp mẹ thanh toán trong siêu thị, nhờ bé đi hỏi nhân vục phục vụ nhà vệ sinh ở đâu, v.v. cho đến những chuyến du lịch ngắn ngày, dài ngày. Tất cả những điều đó sẽ giúp bé mạnh dạn và dễ thích nghi hơn.
Giúp trẻ nhận thức được đúng sai
Biết phân biệt đúng sai, nhận thức được điều mình làm là có phù hợp với chuẩn mực đạo đức hay không được xem là nền tảng quan trọng đối với một con người. Điều này cần được dạy ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ sẽ chính là tấm gương tốt nhất để con trẻ noi theo.
Do đó, cha mẹ cần để cho con biết chịu trách nhiệm trước các hành vi của mình. Nếu là hành vi tích cực, hãy khen ngợi trẻ. Nếu là hành vi tiêu cực hãy nhắc nhở, cảnh báo và cuối cùng là có hình phạt dành cho trẻ nếu thấy cần thiết. Nhờ đó, trẻ sẽ hiểu việc mình làm đúng mình cần tiếp tục, những gì sai trái cần phải sửa đổi hoặc chấm dứt.
Cha mẹ cần làm gì:
Khi trẻ sai, đừng vẽ đường cho hươu chạy. Hãy giải thích về hành vi tiêu cực của trẻ. Hướng dẫn trẻ thay đổi hành vi đó. Ngoài ra, việc phạt và lựa chọn hình phạt như thế nào khi trẻ làm sai cũng góp phần quan trọng vào việc nhận thức của trẻ.
Học cách kiểm soát cảm xúc là kĩ năng cần thiết của mọi đứa trẻ thành công
Bước ra ngoài xã hội, nơi không có cha mẹ. trẻ sẽ khó kiểm soát cảm xúc hơn. Một đứa trẻ có thể thành công trong học hành và sự nghiệp sau này cần phải biết điều tiết cảm xúc của bản thân.
Cha mẹ nên làm gì:
- Dạy trẻ gọi tên cảm xúc của mình. Nếu con giận dữ, buồn bã, vui mừng, … hãy nói cho con biết về những cảm xúc đó.
- Ôm trẻ, thể hiện cho trẻ thấy tình yêu thương của cha mẹ những khi trẻ cần.
- Với các cảm xúc tiêu cực, cha mẹ cần bình tĩnh để giúp trẻ giải tỏa được chúng. Hãy cho con một khoảng không gian yên tĩnh để con được bộc lộ cảm xúc của mình. Khi con đã nguôi ngoai, cha mẹ cần trò chuyện với con thật nhiều để con bày tỏ nguồn cơn của cảm xúc tiêu cực đó.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm:
9 điều dạy con đừng quên nếu muốn xây dựng nhân cách tốt cho con
DẠY CON THÀNH NGƯỜI TÀI – Bí quyết chia sẻ từ những cha mẹ có con cái tài giỏi
Dạy con sống có trách nhiệm, cha mẹ hãy làm gương!
Sinh thêm bé nữa – Bí quyết giúp cha mẹ dạy con biết yêu thương và chăm sóc em nhỏ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!