Giải đáp thắc mắc bầu tháng đầu đi lại nhiều có sao không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mới có thai đi lại nhiều có sao không? Mẹ bầu thường cho rằng mình không nên đi lại, vận động nhiều trong khi thực tế vận động hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe cả mẹ và bé. Trong thời kỳ mang thai, chế độ vận động luôn là vấn đề hàng đầu mà chị em quan tâm. Đặc biệt là trong tháng đầu tiên, thời điểm quyết định đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên  không phải mẹ bầu nào cũng biết vận động đúng cách.

Nội dung bài viết:

  • Mới có thai đi lại nhiều có sao không?
  • Mẹ bầu mới mang thai nên vận động thế nào cho hợp lý?
  • Những hình thức vận động cần tránh khi mới mang thai
  • Lưu ý cho mẹ mang thai

Giải đáp thắc mắc mới có thai đi lại nhiều có sao không?

Tháng đầu tiên của thai kỳ mang đến rất nhiều thay đổi đối với cơ thể của người phụ nữ. Thông thường các mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và thậm chí buồn nôn, do đó các mẹ thường nghĩ là mình không nên đi lại, vận động nhiều.

Bạn có thể chưa biết:

Tết này mẹ bầu nên đi đứng thế nào để không động thai, tránh sinh non?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không?

Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý việc bà bầu đi lại nhiều có tốt không còn phải xem xét việc đi lại đó ở mức độ như thế nào, có kéo dài hay không…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mẹ có biết là ngay kể cả khi ốm nghén, vận động cũng là cách giúp các mẹ cảm thấy tốt hơn. Vận động hợp lý trong tháng đầu tiên của thai kỳ không chỉ an toàn mà còn góp phần làm dịu đi những khó chịu của giai đoạn sớm này của thai kỳ, giúp mẹ bầu giảm bớt những mệt mỏi hay căng thẳng đồng thời có giấc ngủ ngon hơn.

Mới có thai đi lại nhiều có sao không?

Mẹ bầu tháng đầu nên vận động như thế nào?

Đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại vận động tốt nhất cho các mẹ ở tháng đầu mang thai là đi bộ. Bởi vì khi đi bộ, cơ thể của mẹ bầu sẽ được hoạt động một cách nhịp nhàng mà không khiến mẹ bị mệt hay mất sức. Hơn nữa, việc đi bộ cũng rất tốt cho tim mạch, làm tăng năng lượng, giúp cho mẹ bầu cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực.

Đi bộ cũng giúp tâm trạng của chị em thoải mái và vui vẻ hơn, giảm bớt nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan tới thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, chị em mang bầu tháng đầu đi lại cần lưu ý không đi bộ quá nhiều bởi sự hoạt động quá sức có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.  Các mẹ chỉ nên đi chậm đều, có thể nhanh hơn một chút nhưng nên đi nhẹ nhàng, thoải mái.

Bạn có thể chưa biết:

Sinh thường có nên đi lại nhiều hay không? Những kiêng cữ mẹ sau sinh không được quên là gì?

Sai lầm tai hại của của mẹ bầu khi kiêng cữ đi lại 3 tháng đầu không đúng cách!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay vì băn khoăn bầu 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không, mẹ hãy dành thời gian đi bộ. Mỗi lần đi bộ chỉ nên tầm 20-30 phút, có thể đi bộ 3-5 lần mỗi tuần. Nếu cơ thể đang mệt hay khó thở thì mẹ không nên đi bộ hay vận động.

Các mẹ cũng có thể cân nhắc tham gia vào lớp yoga dành cho phụ nữ mang thai. Khi vận động, các mẹ nên chắc chắn rằng mình đang tập các động tác với chuyển động chậm, có kiểm soát, lựa theo sức mình.

Mới có thai đi lại nhiều có sao không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những loại vận động nào nên tránh trong tháng đầu tiên của thai kỳ?

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần phải tránh các hoạt động gây nên áp lực cho vùng chậu, dây chằng tử cung và lưng dưới. Vì vậy, không thực hiện bất kỳ động tác bật nhảy, giật mạnh... Các bài tập thể thao cần dùng sức sẽ không phù hợp với chị em vào giai đoạn này.

Lưu ý cho mẹ bầu tháng đầu tiên

Mới có thai đi lại nhiều có sao không?

  • Luôn mặc quần áo thoáng mát, thoải mái trong khi vận động
  • Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu uống nhiều nước trước, trong và sau khi vận động để giữ nước cho cơ thể
  • Ăn nhiều protein và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống để giữ cho lượng đường trong máu đủ cao
  • Vận động sau giờ ăn ít nhất hai tiếng đồng hồ
  • Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu đã thông báo với bác sĩ sản khoa của mình trước khi bắt đầu bất cứ kế hoạch vận động nào
  • Trong 3 tháng đầu tiên, mẹ nên tránh xa đồ ăn, đồ uống có cồn, rượu bia chất kích thích và cafein để giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Không ăn đồ ăn tái sống, chưa chế biến chín kỹ, đồ ăn chưa tiệt trùng, hải sản chứa nhiều thủy ngân...
  • Tăng cường bổ sung sắt và axit folic trong 3 tháng đầu để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh; không ăn thức ăn kích thích co bóp tử cung như rau ngót, rau răm, dứa...
  • Chú ý đến yếu tố tâm lý. Khi bị căng thẳng, stress các mẹ có thể đi bộ hoặc tập 1 động tác yoga hít thở nhẹ nhàng sẽ có tác dụng giải tỏa rất tốt.

Nếu khi vận động thấy có hiện tượng đau bụng, tim đập quá nhanh, khó thở, xuất huyết âm đạo… thì hãy dừng lại và đi khám để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca