Nuôi dạy trẻ khi có đủ cha lẫn mẹ đã khó, nuôi dạy trẻ khi là mẹ đơn thân lại càng khó hơn. Nhưng sự kiên trì, mạnh mẽ và một số mẹo sau sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên con đường khó khăn này.
Hãy cùng The Asian Parent tìm hiểu cách mẹ đơn thân nuôi con như thế nào.
Yêu thương và thể hiện
Hãy chú ý chú ý thể hiện tình cảm yêu thương đối với con. Theo đó, cha hoặc mẹ đơn thân có thể khen ngợi con, dành thời gian để chơi với con, đọc sách cho con nghe hoặc đơn giản là ngồi cạnh bên con để xóa nhòa sự cô đơn, thiếu vắng.
Tập tính kỷ luật cho con
Việc nuôi vất vả. Nhưng bạn sẽ đỡ vất vả hơn khi dạy cho trẻ tính kỷ luật từ bé. Mẹ hay giúp con hình thành nên những thói quen tốt trong cuộc sống, ví dụ như đi ngủ đúng giờ, rửa tay trước khi ăn để tập cho bé nếp sống độc lập.
Mẹ cũng nên giải thích những quy tắc cơ bản trong cuộc sống. Hãy dạy cho trẻ biết những việc nên và không nên làm. Mẹ có thể dạy cho con biết phải lễ phép với người lớn.
Dạy con không nói dối và yêu cầu bé thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp với thầy cô giáo của con để có cách dạy nhất quán. Mẹ nên tập cho trẻ chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của mình tùy theo độ tuổi.
Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc trẻ em uy tín
Dù mẹ đơn thân nuôi con như thế nào, mẹ vẫn cần một sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đó có thể là ông bà ngoại, họ hàng thân thuộc hoặc các dịch vụ chăm sóc trẻ em uy tín.
Mẹ hãy tìm hiểu kỹ, thận trọng khi lựa chọn địa điểm và dịch vụ giữ trẻ, đảm bảo môi trường phát triển an toàn và lành mạnh cho con.
Giữ tinh thần lạc quan
Nếu phải nuôi con một mình, mẹ đơn thân nên giữ tinh thần lạc quan và sẵn sàng đối phó với mọi thử thách hàng ngày. Ngoài ra, mẹ không nên cảm thấy mặc cảm. Hãy coi đây là điều bất đắc dĩ chứ không phải là tội lỗi của mẹ.
Mẹ lạc quan cũng sẽ giúp con đỡ áp lực.
Sức khỏe tâm lý của trẻ
Đa phần thanh thiếu niên lớn lên trong các gia đình đơn thân thường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn, trong khi ý thức trách nhiệm lại thấp hơn so với các trẻ cùng trang lứa. Do đó, mẹ nên lưu ý đến tâm lý của con nhiều hơn. Nếu nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm, mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm bao gồm:
Cảm thấy cô lập, định kiến từ xã hội; tâm trạng buồn bã, cô đơn; không cảm nhận được tình yêu thương; không thích vẻ ngoài của bản thân; cảm thấy cáu gắt; tâm lý tuyệt vọng.
Dạy con nhận thức về giới tính
Sự thiếu vắng hình mẫu của cha có thể ảnh hưởng đến nhận thức của con về giới tính nam hoặc nữ. Điều này có thể khiến trẻ suy nghĩ sai lệch hoặc có định kiến không tốt về người khác giới. Mẹ nuôi con đơn thân nên lưu ý:
- Giải thích sự khác nhau về giới tính và những đặc điểm tích cực ở giới tính còn lại. Mẹ có thể lấy ví dụ về người thân trong gia đình, họ hàng của con.
- Tránh đưa ra những ý kiến chủ quan, trái chiều, khiến cho trẻ nhận thức sai lệch về giới tính.
- Dẫn chứng cho con thấy, nam và nữ hoàn toàn có thể xây dựng mối quan hệ tình cảm tích cực, lâu dài cùng với nhau.
Quan tâm đến hình ảnh của người cha trong con
Mẹ đơn thân đừng tạo cho con một hình ảnh người cha quá mức bí ẩn hay quá tệ. Theo một số chuyên gia, mẹ nên thẳng thắn và cởi mở với con khi nói về việc không sống cùng cha. Điều này giúp con dần có những suy nghĩ về cha của riêng mình.
Mẹ đừng bao giờ trốn tránh hay dối gạt con về cha. Hãy cho con tiếp xúc và chấp nhận thực tế. Đây mới là cách tốt nhất để con không tổn thương về sau. Nhờ đó, con cũng có thể lớn lên thoải mái hơn.
Giữ hình ảnh một người mẹ bản lĩnh
Mẹ đơn thân luôn phải mạnh mẽ và bản lĩnh, và hãy để con thấy điều đó. Hãy để con lớn lên với suy nghĩ rằng mẹ đã can trường thế nào để ở bên con, cùng con trưởng thành. Hơn hết, khi con hiểu mẹ bản lĩnh như vậy thì con phải tự hào, hơn là tự ti khi không có cha, cũng chính là tạo động lực và tự tin cho con.
Với con trai, khi đã thiếu thốn sự cứng rắn của người cha thì nhất định người làm mẹ phải dạy con cách mạnh mẽ theo cách của mình.
Ngược lại, một người mẹ quá yếu đuối trước mặt con, luôn chán nản việc thiếu vắng đàn ông trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của con, cũng dễ khiến con tủi thân hơn. Hãy để con thấy mẹ cũng có thể đóng vai trò là cha cùng con trưởng thành.
Tuy nhiên, mẹ đừng bao giờ biến mình thành một người đàn ông. Có nghĩa là, mẹ cũng sẽ có lúc yếu đuối, cũng có khi chỉ là phụ nữ mỏng manh. Nhưng mẹ sẽ mạnh mẽ và kiên cường theo cách của một người phụ nữ.
Mẹ đơn thân nuôi con như thế nào? phải biết chăm sóc bản thân
Mẹ đơn thân ngoài bổn phận chăm sóc cho con thì cũng nên dành thời gian tự chăm sóc cho bản thân mình. Mẹ nên chăm chỉ tập thể dục hàng ngày. Việc ăn uống đầy đủ và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng quan trọng.
Nếu không thể chăm con cả ngày, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ người khác. Có thể là người thân, bạn bè hoặc những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ.
Thẳng thắn nói chuyện với con về cha mẹ
Nếu nguyên nhân khiến mẹ nuôi con đơn thân là domâu thuẫn trong chuyện tình cảm hôn nhân, dẫn đến ly dị, hãy nói rõ với trẻ. Mẹ có thể chọn nhiều cách để nói cho con biết về vấn đề này.
Tuy nhiên, sau khi nói, hãy để con bộc lộ cảm xúc của mình và cố gắng trả lời tất cả thắc mắc của con một cách trung thực.
Hãy khẳng định với con rằng con không phải là nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình đổ vỡ. Con chính là món quà của cha mẹ. Nếu cần thiết, mẹ đơn thân có thể nhờ đến chuyên gia tư vấn, nhằm hỗ trợ bạn và con giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống một cách tốt hơn.
Mẹ có thể ường xuyên liên lạc và cho bé gặp cha mình (và ngược lại). Nhờ đó, con có thể cảm nhận được sự có mặt đầy đủ của cả cha và mẹ.
Làm mẹ đơn thân vốn đã là một việc vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, mẹ đơn thân nuôi con như thế nào để con trưởng thành toàn diện lại còn khó hơn. Hy vọng với những mẹo nhỏ trên, các mẹ đơn thân có thể giảm đi phần nào áp lực.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!