Mẹ bầu khó thở khi nằm vì nhiều nguyên nhân như: hormone trong cơ thể thay đổi, bào thai phát triển chèn ép cơ hoành hoạt động, tim hoạt động mạnh,… Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất, thay đổi tư thế nằm,… giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong thai kỳ.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở khi nằm
- Những biện pháp khắc phục tình trạng trên
Nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở khi nằm
1. Hormone trong cơ thể thay đổi
Trong những tháng đầu mang thai, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi đột ngột, cụ thể là hormone progesterone. Hormone này tăng rất nhanh nên ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp trên não bộ. Vì vậy, trong thời gian mang thai, mẹ thường bị các triệu chứng như hụt hơi, khó thở khi nằm, đặc biệt là vào ban đêm.
Bạn có thể chưa biết:
Khó thở khi mang thai tháng cuối sẽ không còn là vấn đề nếu mẹ áp dụng ngay những bí kíp sau!
2. Bào thai phát triển chèn ép cơ hoành hoạt động
Cùng với sự phát triển của bào thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần. Một khi tử cung to ra sẽ chèn ép lên cơ hoành. Đây là cơ quan hoạt động cùng phổi, có nhiệm vụ đưa khí vào bên trong phổi. Vì vậy, mẹ bầu sẽ bị khó thở khi nằm.
Hơn nữa, khi thai nhi chuyển động trong bụng sẽ chèn ép cơ hoành, khiến mẹ bị khó thở và mệt mỏi. Đây chính là nguyên nhân làm mẹ bầu 3 tháng cuối bị khó thở. Ngoài ra, do vị trí đầu của thai nhi nên nhiều mẹ cũng bị khó thở khi nằm. Vì đầu của con có thể nằm dưới xương sườn hoặc ấn vào cơ hoành của mẹ nên gây ra tình trạng này khi mang thai.
3. Tim hoạt động mạnh
Trong thời gian mang thai, đặc biệt vào những tháng cuối, lượng máu trong cơ thể tăng. Việc này khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để chuyển máu đến nhau thai và nuôi thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi hít thở.
4. Nước tích nhiều trong cơ thể
Trong thai kỳ, hầu hết các mẹ thường bị phù nề do tích nước nhiểu trong cơ thể. Việc tích nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến phổi, xoang mũi, dẫn đến tình trạng mẹ bầu khó thở khi nằm xuống.
5. Thiếu máu
Trong các chất mà thai nhi hấp thụ từ mẹ, sắt là chất dễ bị thiếu nhất trong thai kỳ. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở về đêm. Bên cạnh đó, thiếu máu còn gây ra các tình trạng khó chịu khác trong thai kỳ như: hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, móng tay dễ bị gãy, da xanh xao, dễ bị kiệt sức, mệt mỏi,… Do đó, bạn nên bổ sung thêm sắt trong giai đoạn này để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và con.
Các biện pháp khắc phục tình trạng trên
1. Chọn tư thế nằm
Ở những tháng cuối thai kỳ, bụng của mẹ ngày càng to nên khi nằm nghỉ, bạn sẽ thường bị khó thở, nhất là vào ban đêm. Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên thay đổi tư thế nằm ngủ của mình. Tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu trong thời điểm này chính là nghiêng sang bên trái. Nó giúp tử cung không đè lên động mạch chủ, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ phía sau lưng, để giảm áp lực lên phổi và giảm tình trạng mẹ bầu khó thở khi nằm. Ngoài ra, mẹ bầu không nhất thiết phải nằm một tư thế nhất định. Nếu cảm thấy khó thở, bạn có thể thay đổi tư thế cho đến khi cảm thấy dễ thở hơn.
2. Kê cao gối và chân
Để cải thiện tình trạng mẹ bầu khó thở, bạn nên kê cao gối khi nằm ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu có thể kê cao chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Lo ngại vì tình trạng khó thở 3 tháng cuối, bà bầu hãy học ngay các mẹo xử lý này!
3. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi
Trong thời gian mang thai, mẹ nên chọn những bộ đồ thoải mái, rộng rãi để hệ hô hấp hoạt động tốt, giúp mẹ dễ thở hơn khi nằm ngủ.
4. Tập thể dục thường xuyên
Để cải thiện hệ hô hấp của phổi và tim, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên. Việc này nhằm kiểm soát lượng oxy nạp vào cơ thể, giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu khó thở khi nằm về đêm.
5. Có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp
Như đã đề cập ở trên, thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở khi nằm. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm chứa sắt, để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong cơ thể.
Tóm lại, bà bầu khó thở khi nằm là tình trạng phổ biến nhưng không gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Để giảm hiện tượng này, mẹ có thể thực hiện những cách trên. Trường hợp bị khó thở kèm các triệu chứng như: thở gấp; tim đập nhanh; ho liên tục, kéo dài kèm sốt, thở khò khè, ớn lạnh;… bạn nên đến bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị sớm.
Xem thêm:
- Mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
- Chứng khó thở khi mang thai có đáng lo ngại cho mẹ bầu hay không?
- Mẹ bầu gặp tình trạng tức ngực khó thở khi mang thai có đáng lo ngại không?