Mẹ bầu bị lạnh bụng có thể do rối loạn hệ tiêu hóa, bị cảm, hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và khiến thai nhi ảnh hưởng, bị suy dinh dưỡng chậm phát triển. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Những nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ bị lạnh bụng
- Phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn
- Cách phòng tránh thai phụ bị lạnh bụng
Những nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ bị lạnh bụng
Mẹ bầu bị lạnh bụng là tình trạng chung của khá nhiều người. Theo nghiên cứu, trung bình hơn 80% chị em phụ nữ khi mang thai bị lạnh bụng. Thông thường, triệu chứng mẹ bầu bị lạnh bụng sẽ kèm theo những biểu hiện như: đầy bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, tay chân lạnh…
Mẹ bầu bị lạnh bụng do gây rối loạn hệ tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu lạnh bụng. Trong đó, phổ biến nhất là do thời gian mang thai sức đề kháng chị em bị giảm sút. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể và hạn chế hấp thụ, sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Không ít mẹ bầu bị lạnh bụng bởi tác động của yếu tố môi trường. Đặc biệt vào mùa đông khi mà nhiệt độ không khí giảm xuống, mưa gió thất thường. Ngoài ra, lạnh bụng còn là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị cảm, hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh.
Nếu để tình trạng lạnh bụng kéo dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời. Thì chắc chắn sẽ có hại tới sức khỏe, tinh thần của chị em. Đồng thời, tình trạng này cũng khiến thai nhi ảnh hưởng, bị suy dinh dưỡng chậm phát triển…
Đừng bỏ lỡ
Phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn
Khi mẹ bầu lạnh bụng diễn ra thường xuyên, hoặc kèm theo sốt cao, cảm lạnh thì phải xử lý nhanh. Để điều trị hiệu quả và an toàn, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp như:
– Thực hiện xoa dầu làm ấm vùng bụng, vùng quanh rốn. Hoặc lấy ngải cứu sao vàng rồi muối rang nóng và đem trộn đều, quấn vào khăn rồi đem chườm nóng lên chỗ bụng đang khó chịu. Tuy nhiên, cách này chỉ dành cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 trở đi. Những người đang mang thai 3 tháng đầu nên tránh. Bởi nhiệt độ cao thông qua thành bụng có thể không tốt cho em bé.
Mẹ bầu bị lạnh bụng dùng những thức ăn nóng như: cháo, soup
– Sử dụng những thức ăn nóng như: cháo, soup có vị nóng từ gừng hay sả, tía tô…
– Mẹ bầu có thể tự chế biến trà gừng và uống thường xuyên mỗi ngày. Thực hiện rất đơn giản, chị em lấy 50g gừng tươi rửa sạch, cắt lát mỏng và sao vàng cho thơm lên, rồi giã nát, đun sôi cùng 1 chén nước.
– Cách hạn chế triệu chứng lạnh bụng về đêm nữa là ăn nhẹ trước giờ ngủ 1-2 tiếng. Hoặc mẹ uống một ly sữa ấm trước khi lên giường.
– Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. Thay vào đó hãy tắm với nước ấm và massage cơ thể nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
Nếu như đã áp dụng những cách trên mà không hiệu quả. Thì tốt hơn hết chúng ta cần đến bệnh viện sản khoa để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cụ thể nhé.
Đừng bỏ lỡ
Cách phòng tránh thai phụ bị lạnh bụng
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” do đó nhằm tránh tình trạng mẹ bầu lạnh bụng trong suốt thời gian thai nghén. Chị em hãy nằm lòng những lưu ý sau:
– Hạn chế ăn những loại cá biển, tôm, ốc, cua, ghẹ… hoặc các thực phẩm mà mình từng có tiền sử bị đau bụng.
– Không sử dụng bia, rượu, cafe, đồ ăn nhanh, gia vị cay nóng, đồ ăn đóng hộp, nem chua…
– Không ăn thức ăn cất lâu trong tủ lạnh hay uống nước lạnh, ăn kem…
Mẹ bầu không uống nước lạnh, nước đá, ăn kem…
– Trong lúc ngủ, chị em hãy dùng chăn mỏng đắp ngang bụng. Nhất là nằm trong phòng điều hòa hoặc bật máy quạt.
– Vào mùa đông và ban đêm; khi ra ngoài bạn nên giữ ấm toàn cơ thể, nhất là ở đầu, cổ, chân.
– Đừng quên thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, không tự ý uống thuốc mà chưa được bác sĩ chỉ định.
Trên đây là thông tin cần thiết về việc mẹ bầu bị lạnh bụng và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng các bí quyết này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái mà lạnh bụng gây ra.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!