Mang thai tháng thứ 7: Con đạp mạnh và cần thận trọng với nguy cơ sinh non

Ra nhiều mồ hôi, cảm thấy oi bức khi mang thai tháng thứ 7 là hiện tượng rất phổ biến. Lúc này, cơ thể mẹ bầu cần tiêu đốt thêm 20% năng lượng so với thông thường. Vì thế mà nhiệt độ của phụ nữ mang thai bao giờ cũng cao hơn. Nhiều mẹ còn cảm thấy người mình có mùi khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai tháng thứ 7, các mẹ sẽ cảm thấy con chuyển động mạnh và thường xuyên hơn. Mẹ ra nhiều khí hư. Thỉnh thoảng nhói đau ở bụng dưới. Vẫn có thể bị táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi và ợ nhiều. Thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và thậm chí là bị ngất.

  • Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nào trong tháng thứ 7?
  • Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 7?
  • Thai nhi tháng thứ 7 trông như thế nào?
  • Mẹ bầu cần chú ý gì khi mang thai tháng thứ 7

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nào trong tháng thứ 7

Khi bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ (thai nhi đạt từ 25 đến 28 tuần tuổi) cũng là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của tam cá nguyệt thứ 2 và chuyển sang tam cá nguyệt thứ 3.

Bước vào giai đoạn này, điều đầu tiên mẹ có thể cảm nhận được chính là những cú đạp, những lần vươn vai, khua tay trong bụng mẹ. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ nên các mẹ bầu nên chú ý theo dõi các chỉ số của thai nhi và sức khoẻ của mình trong suốt thời gian còn lại, để chuẩn bị cho quá trình "lâm bồn" đang đến gần nhé!

  • Cân nặng của mẹ bầu.
  • Đo huyết áp cho mẹ.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu và hiện tượng dư đạm trong nước tiểu.
  • Nghe tim thai của bé.
  • Kiểm tra kích thước của tử cung và đo bề cao tử cung.
  • Xem xét các hiện tượng phù nề của tay chân và hiện tượng giãn tĩnh mạch tại gót chân.
  • Giải đáp các thắc mắc của mẹ bầu về những hiện tượng bất thường hoặc mẹ cảm thấy lo lắng.

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nào trong tháng thứ 7 (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm cho thai nhi hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 7

Các mẹ sẽ thấy mình có một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây xuất hiện đồng thời. Một vài hiện tượng vẫn tiếp tục kéo dài từ những tháng bầu bí trước đó. Ngoài ra ở một số mẹ lại xuất hiện thêm các hiện tượng khó chịu khác kèm theo như:

Thay đổi thể chất khi mang thai tháng thứ 7:

  • Cảm thấy con chuyển động mạnh và thường xuyên hơn
  • Ra nhiều khí hư.
  • Thỉnh thoảng nhói đau ở bụng dưới.
  • Vẫn có thể bị táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi và ợ nhiều.
  • Thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và thậm chí là bị ngất.
  • Hay nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai.
  • Chảy máu chân răng những lúc đánh răng.
  • Bắt đầu có hiện tượng chuột rút
  • Có hiện tượng phù ở chân, tay và mặt.
  • Ngứa ngáy da bụng
  • Khó thở
  • Mất ngủ
  • Có dấu hiệu co thắt tử cung nhưng không có hiện tượng đau đớn đi kèm. Đôi khi tử cung co thắt và cứng lại khoảng 1 phút rồi trở lại như bình thường, đừng lầm tưởng là dấu hiệu chuyển dạ mẹ nhé.
  • Trở nên nặng nề, dễ ngã.
  • Xuất hiện sữa non tại đầu ti.

Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 7 (Nguồn ảnh: istockphoto)

Về mặt cảm xúc:

  • Quan tâm tới trọng trách làm mẹ cũng như sức khỏe của thai nhi và quá trình sinh nở.
  • Cảm thấy mình đãng trí và mất tập trung.
  • Có những giấc mơ về em bé trong bụng thường xuyên hơn.
  • Đôi khi cảm thấy chán nản, khó chịu với quá trình bầu bí. Muốn sớm kết thúc thời gian này.

Thai nhi tháng thứ 7 trông như thế nào

Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Phúc - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Ở tháng thứ 7, mắt của thai nhi đã có thể mở to và lông mi cũng xuất hiện. Bên cạnh đó, tóc thai nhi cũng mọc tốt hơn và tủy xương đã bắt đầu sản sinh hồng cầu. Một niềm vui trong giai đoạn này chính là mẹ đã có thể cảm nhận được những cú đá chân, duỗi người của thai nhi. Các bộ phận của thai nhi cũng đã hoàn thành những bước phát triển chủ yếu”.

  • Thai nhi tháng thứ 7 sẽ có chiều dài khoảng 37,6 cm tính từ đỉnh đầu đến mông, cân nặng khoảng 1,05kg.
  • Não bộ của bé lớn dần và hệ thần kinh từ từ được hoàn chỉnh.
  • Các lớp mỡ đang được tích tụ dưới da của bé và làm da bé căng hơn, đỡ nhăn nheo hơn trước.
  • Trong tháng này, bé bắt đầu xoay ngôi trong bụng mẹ

Thai nhi tháng thứ 7 trông như thế nào? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Mẹ bầu cần chú ý gì khi mang thai tháng thứ 7

Hiện tượng mệt mỏi

Vì kích thước thai nhi ngày càng lớn, tử cung nới rộng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy nặng nề và dễ mất ngủ. Thêm vào đó, những lo lắng về sức khỏe của thai nhi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng dễ cảm thấy mệt mỏi của người mẹ vào tháng này.

Để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ cần giảm số lượng công việc hàng ngày, nghỉ ngơi thật nhiều và tìm các hoạt động giúp mình có thể thư giãn đầu óc, tránh suy nghĩ lo âu, căng thẳng vì những điều chưa xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chân tay phù nề

Phù nề ở mức độ nhẹ vào tháng thứ 7 được xem là điều bình thường do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể. Nước bị tích trữ khiến nhiều mẹ cảm thấy phù nhiều vào ban ngày, ban đêm đỡ dần. Nó sẽ biến mất nếu mẹ bầu được nghỉ ngơi và ngủ liên tục trong nhiều tiếng liền mạch.

Do đó, mẹ có thể thực hiện một số cách sau để giúp tránh và giảm thiểu hiện tượng này như:

  • Dùng ghế hoặc đệm kê cao chân khi ngồi làm việc lâu.
  • Nằm nghiêng bên trái sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
  • Sử dụng nịt đỡ bụng bầu và tất giấy dành cho mẹ bầu.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế ăn đồ mặn và chế biến với nhiều gia vị.
  • Mát-xa chân và ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp mẹ đỡ phù nề hơn.

Lúc nào cũng cảm thấy nóng bức trong người

Ra nhiều mồ hôi, cảm thấy oi bức vào những tháng cuối của thai kỳ là hiện tượng rất phổ biến. Lúc này, cơ thể mẹ bầu cần tiêu đốt thêm 20% năng lượng so với thông thường. Vì thế mà nhiệt độ của phụ nữ mang thai bao giờ cũng cao hơn. Nhiều mẹ còn cảm thấy người mình có mùi khó chịu.

Tuy là hiện tượng khó chịu nhưng mẹ vẫn có thể cải thiện bằng cách tắm nhiều lên, mặc quần áo nhẹ, dễ thấm hút mồ hôi và uống thật nhiều nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguy cơ sinh non

7-10% phụ nữ mang thai tháng thứ 7 có nguy cơ bị sinh non. Những dấu hiệu sinh non có thể xuất hiện như vỡ ối, đau bụng, cứng bụng, v.v. Mẹ bầu nên lưu ý các yếu tố dưới đây để đảm bảo cho bé được chào đời đúng ngày dự sinh.

  • Tránh xa môi trường có thuốc lá và khí thải độc hại có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất gây nghiện.
  • Bất kỳ loại thuốc nào cũng phải do bác sĩ chỉ định và kê đơn.
  • Kiểm soát cân nặng khi mang thai. Những mẹ bầu tăng cân quá ít rất dễ đối mặt với nguy cơ sinh non.
  • Tránh đứng quá lâu và giảm bớt các công việc nặng nhọc.
  • Nếu mẹ có tiền sử sinh non thì cần tuyệt đối tránh quan hệ tình dục trước thời điểm dự sinh 2-3 tháng.
  • Mẹ cần nghỉ ngơi và không nên suy nghĩ, căng thẳng.

Ngứa ngáy vùng bụng

Da rạn nứt và ngứa ngáy khá nhiều là triệu chứng của nhiều mẹ bầu vào tháng này. Nếu có một lời khuyên, các bác sĩ sẽ chỉ nói rằng "hãy cố gắng chịu đựng vì chỉ hơn 2 tháng nữa, sau sinh là chúng sẽ biến mất".

Nếu các mẹ quá khó chịu thì có thể giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng, dầu dừa. Một số bác sĩ có thể cho mẹ thuốc bôi ngoài da để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn khi đi vào giấc ngủ.

Tháng thứ 7 và việc lên kế hoạch sinh nở

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày dự sinh của bé. Đây cũng là lúc cha mẹ cần phải lên kế hoạch chuẩn bị cho việc sinh nở sao cho an toàn và chu đáo. Việc lựa chọn bệnh viện, phương pháp sinh tự nhiên hay sinh mổ, các vật dụng cần thiết cho cả bé và mẹ ngay khi chào đời cần được lên danh sách và dự tính chi phí ngay tại thời điểm này.

Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 7

Bà bầu 7 tháng nên ăn gì? Càng gần đến ngày sinh thì mẹ càng phải bổ sung đầy đủ chất bổ để hổ trợ sự phát triển của thai, việc tăng cân lúc này là cần thiết để duy trì sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé. Mẹ nên ăn các thực phẩm như: Trứng, hải sản và quả óc chó, cải bó xôi, thịt bò và các loại rau xanh, hạnh nhân, đậu đen, lúa mạch, atisô, hạt bí ngô, các loại ngũ cốc như bột yến mạch, nhãn và trái cây.

Nguồn tham khảo: Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng cuối - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Minh Hương