Mang thai sau nong và nạo lòng cổ tử cung có thực sự khó khăn như nhiều người lầm tưởng? Nong và nạo lòng cổ tử cung là gì và khi nào cần thực hiện thủ thuật này?
Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm được một số thông tin hữu ích cần thiết cho mọi chị em phụ nữ nhé.
Nong và nạo lòng cổ tử cung là gì và được thực hiện khi nào?
Nong và nạo lòng cổ tử cung là tiểu phẫu được tiến hành để loại bỏ mô bên trong tử cung. Cổ tử cung (phần hẹp bên dưới tử cung) được làm rộng ra, sau đó một dụng cụ đặc biệt gọi là thìa nạo được đưa vào để nạo bỏ lớp niêm mạc tử cung.
Dụng cụ dùng trong thủ thuật nong và nạo lòng cổ tử cung
Thủ thuật này được áp dụng để điều trị một số bệnh lý tử cung cụ thể, trong đó có kinh nguyệt ra nhiều bất thường hay nạo bỏ niêm mạc sau khi sảy thai hoặc phá thai.
Ngoài ra thủ thuật này cũng được sử dụng trong một số trường hợp sau:
Chuẩn đoán bệnh lý
Một số bệnh nhân nữ được yêu cầu thực hiện một thủ thuật nong và nạo đặc biệt là lấy mẫu nội mạc tử cung nếu người bệnh có các biểu hiện sau:
– Chảy máu tử cung bất thường
– Chảy máu sau mãn kinh
– Tế bào nội mạc tử cung không bình thường khi tầm soát ung thư cổ tử cung.
Để kiểm tra, bác sỹ chuyên khoa thực hiện thu thập mẫu mô nội mạc tử cung và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm có thể chuẩn đoán:
– Tăng sản nội mạc tử cung: Dấu hiệu tiền ung thư khi niêm mạc tử cung trở nên quá dày dẫn đến chảy máu nhiều bất thường
– Ung thư tử cung: dạng ung thư bắt nguồn từ niêm mạc tử cung và làm tăng khả năng mất cân bằng nội tiết tố cũng như béo phì
– Polyp tử cung: sự gia tăng đột biến các tế bào lát trong niêm mạc tử cung, có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nhiều bất thường và chảy máu sau mãn kinh.
Điều trị bệnh lý
Khi thực hiện nong và nạo cổ tử cung, bác sỹ sẽ tiến hành loại bỏ mọi thứ bên trong cổ tử cung để:
– Làm sạch các mô còn lại trong tử cung sau khi sảy thai hoặc phá thai nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và chảy nhiều máu.
– Loại bỏ phôi thai có khối u hình thành bên trong nhau thai do sự phát triển bất thường của lá nuôi phôi
– Vét bỏ phần nhau thai còn lại trong tử cung sau khi sinh
– Loại bỏ các khối u lành tính ở cổ tử cung hoặc tử cung (thường không phải ung thư)
Thủ thuật này thường được thực hiện cùng với soi tử cung. Khi đó một dụng cụ mảnh có gắn đèn được đưa vào bên trong âm đạo, qua cổ tử cung vào trong tử cung.
Bằng cách này bác sỹ chuyên khoa có thể kiểm tra được tử cung của người bệnh, quan sát niêm mạc tử cung và loại bỏ các khối u và u xơ nếu có. Quy trình này đảm bảo cho việc mang thai sau khi nong và nạo và ngăn ngừa chảy máu nhiều bất thường.
Quy trình thực hiện nong và nạo cổ tử cung
Trước khi tiến hành thủ thuật nong và nạo cổ tử cung, dựa trên tình trạng sức khỏe và lịch sử y khoa của bệnh nhân mà bác sỹ tiến hành gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ. Gây mê toàn thân khiến người bệnh bất tỉnh và không cảm thấy đau.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định các hình thức gây tê khác như gây mê nhẹ hoặc sử dụng thuốc tiêm để làm tê liệt một vùng nhỏ (gây tê tại chỗ) hoặc một vùng rộng hơn (gây mê vùng) của cơ thể.
Trong quá trình làm thủ thuật:
– Người bệnh nằm ngửa trên bàn khám với hai chân đặt lên bàn đạp.
– Bác sĩ đưa dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo để thấy cổ tử cung.
– Một loạt các que có độ dày tăng dần được đưa vào cổ tử cung để từ từ làm giãn cổ tử cung cho đến khi mở ra đủ lớn.
– Bác sĩ đưa một dụng cụ hình muỗng hoặc một thiết bị hút để lấy mẫu mô tử cung.
Do đã được gây tê hoặc gây mê, người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu trong quá trình làm thủ thuật. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu lại cơ sở y tế một vài giờ sau phẫu thuật để kiểm tra đề phòng chảy máu hoặc các biến chứng bất thường.
Trong trường hợp gây mê toàn thân, bệnh nhân có thể buồn nôn hoặc nôn mửa, đau cổ họng nếu được đặt ống hỗ trợ thở trong khí quản. Nếu được gây mê cục bộ, bệnh nhân có thể thấy buồn ngủ trong vòng vài giờ sau khi phẫu thuật.
Biến chứng và tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của nong và nạo lòng cổ tử cung bao gồm:
– Co thắt nhẹ
– Rỉ máu hoặc chảy máu nhẹ
Thuốc giảm đau có thể được kê trong một số trường hợp. Tuy nhiên điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là không cho bất kỳ vậy gì vào trong âm đạo để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và nhiễm trùng cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn hồi phục.
Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng băng vệ sinh dạng tampon hay quan hệ tình dục trở lại. Thủ thuật nong và nạo này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh.
Chu kỳ tiếp theo sau phẫu thuật có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Nếu thực hiện thủ thuật này sau khi bị sảy thai, người bệnh cần xin ý kiến bác sỹ về thời gian thụ thai trở lại để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Một số biến chứng sau khi nong và nạo lòng cổ tử cung
Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng cũng đã có một số biến chứng được ghi nhận sau khi thực hiện nong và nạo, bao gồm:
– Thủng tử cung do dụng cụ phẫu thuật chọc một lỗ trên thành tử cung. Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những phụ nữ mới sinh xong và bệnh nhân đã qua thời kỳ mãn kinh. Hầu hết lỗ thủng là không nghiêm trọng và có thể tự lành, tuy nhiên nếu một cơ quan khác hoặc động mạch bị tổn thương thì có thể cần can thiệp phẫu thuật khác.
– Tổn thương cổ tử cung: Nếu cổ tử cung bị rách trong khi nong và nạo tử cung, bác sĩ có thể nén chặt hoặc khâu vết thương bằng chỉ khâu.
– Hội chứng Asherman: Đây là biến chứng phổ biến nhất sau khi thực hiện nong và nạo lòng cổ tử cung, đặc biệt ở những bệnh nhân vừa sảy thai. Đây là sự hình thành các mô sẹo trong tử cung dẫn đến chảy máu hoặc kinh nguyệt bất thường, thậm chí các lần sảy thai tiếp theo trong tương lai.
– Nhiễm trùng. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng khả năng nhiễm trùng sau nong và nạo tử cung vẫn có thể xảy ra. Đó là lý do tại sao bệnh nhân được giữ lại theo dõi tại cơ sở y tế một thời gian trước khi xuất viện.
Nếu gặp phải bất kỳ tình trạng nào dưới đây sau phẫu thuật, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sỹ và cơ sở y tế:
– Sốt
– Chảy máu nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh 1 lần 1 tiếng
– Co thắt
– Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
Mang thai sau nong và nạo lòng cổ tử cung
Hầu hết bệnh nhân sẽ nhận được khuyến cáo từ bác sỹ chuyên khoa sau khi thực hiện thủ thuật nong và nạo. Trên thực tế, tử cung đòi hỏi một khoảng thời gian để chữa lành và hồi phục, trung bình cơ thể mất khoảng 6 tháng để sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.
Chị em không nên quá vội vã lên kế hoạch sinh con sau khi thực hiện tiểu phẫu này mà nên chờ đến khi tâm lý và sức khỏe đã hoàn toàn ổn định và tham vấn bác sĩ trước khi quyết định thụ thai.
Chị em cũng nên chờ đợi cho chu kỳ kinh nguyệt đi vào quỹ đạo bình thường, xác định ngày rụng trứng bằng cách sử dụng que thử trứng và theo dõi mức độ đều đặn của chu kỳ để tăng khả năng thụ thai thành công. Chúc các chị em mang thai an toàn để sẵn sàng chào đón bé yêu trong năm mới 2020 này nhé!
Theo sg.theasianparent
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!