Cần sa là một chất gây nghiện không còn quá xa lạ đối với xã hội ngày nay. Càng nhiều người trong giới trẻ sử dụng nó. Tuy nhiên, mang thai dùng cần sa thì có được không?
Chất gây nghiện như cần sa (CBD) là gì?
Cannabidiol (CBD) là một trong số hơn 100 loại cannabinoid tự nhiên trong cây Cần sa. Sau THC, nó là thành phần nổi bật nhất của Cần sa và dễ dàng được tìm thấy trong cây Gai dầu.
CBD không gây phê, hiệu ứng mà Cần sa thường được biết tới. Do đó nó thường được sử dụng nhiều hơn cho mục đích Y học chứ không phải giải trí.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh CBD theo nghiên cứu mới
Qua vài thập kỷ, bằng chứng cho thấy Cần sa có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng như viêm khớp, động kinh, lo âu và tâm thần phân liệt dấy lên sự quan tâm giữa các nhà khoa học và các bác sĩ.
CBD thường được coi là rất an toàn. Nó không tác động lên thần kinh (gây phê) và không làm thay đổi chức năng động cơ hay trí nhớ. Độc tính rất thấp, không có tài liệu nào được ghi nhận dẫn đến thiệt hại của DNA.
Kim Kardashian gây sốc khi mở tiệc cần sa chào đón em bé thứ 4
Ngày 27/4 vừa qua, vợ chồng Kanye West và Kim Kardashian đã tổ chức một bữa tiệc thân mật chào đón người con trai thứ 4 sắp ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ của họ. Không còn là những bữa tiệc hoàng tráng, xa xỉ như mọi khi, cách tổ chức tiệc của Kim Kardashian lần này vô cùng đặc biệt và táo bạo.
Ai mà ngờ rằng tạo một bữa tiệc chào đón em bé lại có chủ đề là CBD (tinh chất được chiết xuất từ cần sa). Điều này không khỏi khiến công chúng bị sốc vì độ thác loạn và bất cần của gia đình này.
Phụ nữ mang thai dùng cần sa có sao không?
Cần sa nhận được nhiều mối quan tâm trong năm 2019. Một số bà mẹ mang thai và cho con bú đã tự hỏi liệu nó có an toàn để sử dụng. Nhưng khi tìm kiếm thông tin trên mạng, họ thấy rất nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Một nghiên cứu mới đây nhất tại Đại học Y khoa Bắc Carolina, khi cần sa được sử dụng trong thời kỳ đầu mang thai, nó có thể gây dị tật ở cả mặt và não thai nhi. Tương tự như gây ra bởi hội chứng rượu bào thai.
Thí nghiệm cần sa đối với loài chuột
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm cần sa đối với những con chuột mang thai – một mô hình gần giống với thai kỳ sớm của con người.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ trước đây đã không khuyến khích phụ nữ mang thai dùng cần sa.
“Chúng tôi không biết chính xác cần sa sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Nhưng các nghiên cứu trên động vật trước đây cho thấy, phơi nhiễm trước khi sinh với cần sa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh, tăng trưởng và hành vi của trẻ.”
Việc công bố nghiên cứu này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đưa ra tuyên bố khuyến cáo mạnh mẽ chống lại CBD và THC trong khi mang thai hoặc trong khi cho con bú.
Cảnh báo của FDA được đưa ra hơn một năm sau khi một từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ công bố bộ hướng dẫn đầu tiên về việc sử dụng cần sa trong khi mang thai và cho con bú, tư vấn không sử dụng cần sa cho các bà mẹ đang mong đợi và cho con bú, khi việc sử dụng này tiếp tục tăng lên.
Sử dụng cần sa để điều trị ốm nghén?
Gần đây, ngày càng nhiều phụ nữ mang thai chuyển sang sử dụng cần sa để điều trị ốm nghén.
“Ốm nghén thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên. Khi khuôn mặt, não và các cơ quan khác của thai nhi đang bắt đầu được hình thành và rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường.
Nghiên cứu này cho thấy CBD trong thời gian này có thể không an toàn. Các mẹ bầu nên sử dụng các biện pháp chữa ốm nghén khác vào buổi sáng”.
Theo nghiên cứu, CBD có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trước khi sinh. “Điều này có ảnh hưởng thực sự khi trộn với một lượng rượu thấp,” nhà nghiên cứu giải thích.
Nhưng cũng giống như với rượu, khi nói đến cần sa, các chuyên gia cho rằng tốt nhất phụ nữ khi mang bầu hãy kiêng sử dụng.
Như vậy, với rất nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn không đáng có nếu mang thai dùng cần sa trong thai kỳ, mẹ bầu hãy lựa chọn một phương án khác an toàn hơn để điều trị ốm nghén nhé!
Theo Motherly
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!