Vệ sinh bao quy đầu bé trai không quá khó. Mẹ chỉ cần nhớ đừng cố lộn bao quy đầu sớm cho bé vì thời điểm này phần lớn bao quy đầu chưa thể tự tách được.
Mách mẹ cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai
Bao quy đầu là vùng da chùng bao phủ và bảo vệ phần cuối của dương vật. Bao quy đầu và dương vật của trẻ em không cần chăm sóc đặc biệt. Mẹ đừng bao giờ cố lộn bao quy đầu sớm cho bé vì thời điểm này phần lớn bao quy đầu chưa thể tự tách được.
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa kỳ (AAP) đã nêu rõ, quá trình da quy đầu tự tách khỏi quy đầu phải cần vài năm để hoàn thiện. Những cố gắng lộn bao quy đầu có thể khiến bé bị đau đớn, chảy máu và hình thành sẹo dính.
Cấu tạo sinh lý bao quy đầu bé trai
Cấu tạo sinh lý bao quy đầu – Ảnh minh họa shutterstock
Bao quy đầu gồm 2 lớp: lớp da ở bên ngoài và lớp niêm mạc ở bên trong. Trước khi bé chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật dính chặt với nhau như một thể thống nhất bởi một lớp màng (gọi là synechia). Màng hay mô liên kết này sẽ biến mất một cách tự nhiên – một quá trình không bao giờ nên vội vàng.
Trên thực tế, có khi phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.
Khi nào thì bao quy đầu có thể lộn được?
Theo hướng dẫn của bác sỹ Trần Thuy Thủy, bệnh viện Nhi Trung Ương thì quá trình tách bao quy đầu và quy đầu cần có thời gian, không nên thúc ép.
Việc này có thể xảy ra từ khi bé mới sinh, tuy nhiên rất hiếm, hầu hết các bé trai sẽ cần đợi vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới 18 tuổi.
Trong vài năm đầu đời, mẹ chỉ cần thi thoảng lộn bao quy đầu và rửa phía dưới là đủ. Khi bé lớn lên, mẹ cần hướng dẫn con tự vệ sinh như một thói quen, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các bé trai cần chủ động giữ vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ.
Cách vệ sinh bao quy đầu bé trai chuẩn khoa học
Cách vệ sinh bao quy đầu bé trai chuẩn khoa học – Ảnh shutterstock
Vệ sinh bao quy đầu bé trai khi chưa lộn đựợc bao quy đầu:
Mẹ lưu ý rằng bao quy đầu là vùng da chùng bao phủ và bảo vệ phần cuối của dương vật và chúng không cần phải chăm sóc đặc biệt.
Không bao giờ được dùng lực để vuốt ngược bao quy đầu về phía bụng
Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
Không cần phải làm sạch phía trong bao quy đầu – chỉ cần rửa chúng giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể con bạn và cẩn thận rửa hết xà bông bằng nước sạch.
Vệ sinh bao quy đầu bé trai khi đã lộn được bao quy đầu:
- Vuốt ngược da quy đầu một cách nhẹ nhàng về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô.
- Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu về vị trí cũ.
Dạy bé trai tự vệ sinh dương vật
Một khi bé có ý thức về cơ thể mình, bé có thể sẽ tự khám phá điều này. Hãy nhắc con kéo lại bao quy đầu nếu cậu bé đã tự lộn để tránh những tổn thương xấu có thể xảy ra.
Hướng dẫn đơn giản như dưới đây có thể hữu ích với các bé trai:
- nhẹ nhàng trượt bao quy đầu ngược về phía bụng
- rửa sạch đầu dương vật và nếp gấp bên trong bao quy đầu bằng nước ấm
- trượt bao quy đầu trở lại vị trí cũ trên đầu dương vật
- hãy đảm bảo rằng cậu con trai rửa sạch xà phòng trước khi kéo bao quy đầu trở lại trên đầu dương vật.
Điều gì xảy ra nếu lộn bao quy đầu quá sớm?
Nỗ lực lộn bao quy đầu trước thời điểm tự nhiên có thể gây rách mô liên kết. Điều này sẽ gây đau đớn và có thể dẫn đến một số vấn đề:
- rách bao quy đầu từ đầu dương vật để lại vết thương hở có thể dẫn đến nhiễm trùng
- các bề mặt thô chạm vào nhau có thể lành lại với nhau và tạo thành các sẹo dính
- những tổn thương khi nong tách bao quy đầu sớm có thể hình thành mô sẹo gây hẹp bao quy đầu (phimosis)
- bao quy đầu có thể bị “kẹt” phía sau đầu dương vật hay còn gọi là bán hẹp da quy đầu (paraphimosis)
Điều gì khiến bao quy đầu của bé trai bị đỏ (viêm balan)?
Đôi khi đầu “cậu nhỏ” bị đỏ. Điều này cho thấy dương vật bị kích thích và bao quy đầu đang làm nhiệm vụ bảo vệ đầu nhạy cảm của dương vật và lỗ niệu đạo.
Nếu trẻ vẫn còn quấn tã, nó có thể do ban tã gây nên. Vi khuẩn trong nước tiểu tồn đọng lâu ở tã lót có thể làm bỏng da và gây phát ban.
Cách để ngăn ngừa mẩn ngứa bao quy đầu:
- thay tã thường xuyên hơn
- Không mặc tã cho bé trong một khoảng thời gian nhất định để cho phép không khí lưu thông và giúp da bé khô thoáng
- ngâm mình trẻ trong bồn nước ấm
- tránh những thứ có thể gây kích ứng da (như tắm xà phòng, nước có tính clo cao, một số loại bột giặt)
- cho bé uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu
Nếu bao quy đầu hoặc dương vật bị đỏ, đau và sưng, có thể bé đã bị nhiễm trùng và bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Tổng hợp theo: The Asianparent
Xem thêm các bài viết khác:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!