Sáng ngày 25/11 tại trường mầm non Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Bé trai 3 tuổi tử vong vì bị mắc kẹt khi chơi cầu trượt trong khuôn viên nhà trường thì gặp sự cố, mắc kẹt và tử vong nhưng không ai phát hiện ra.
Bé trai 3 tuổi tử vong vì bị mắc kẹt khi chơi cầu trượt
Trao đổi với chúng tôi vào sáng ngày 28/11, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn (Hà Nội) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ học sinh mầm non tử vong.
“Sự việc này tôi cũng đã báo cáo lên UBND huyện Sóc Sơn, Sở GD-ĐT Hà Nội. Hiện cơ quan công an vẫn đang làm rõ nguyên nhân sự việc nên tôi chưa thể thông tin thêm” vị lãnh đạo trên cho biết.
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào sáng ngày 25/11 tại trường mầm non Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Vào khoảng thời gian trên, bé trai tên Đ.T. (học sinh lớp mẫu giáo 3 tuổi tại trường mầm non Phù Lỗ) đang chơi cầu trượt trong khuôn viên nhà trường thì gặp sự cố, mắc kẹt nhưng không ai phát hiện ra.
Đến khi một cô giáo phát hiện ra thì tri hô mọi người đưa bé đến cấp cứu tại phòng y tế của trường. Sau đó, bé được chuyển đến viện Bắc Thăng Long và chuyển qua viện Nhi để cứu chữa. Dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng cháu bé không qua khỏi, đến ngày 26/11 gia đình đã tổ chức an táng cho bé.
Theo vị lãnh đạo Đảng ủy xã Phù Lỗ (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, tại khu vực hiện trường xảy ra vụ việc có camera an ninh, hiện nguyên nhân đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Cảnh báo: Rất nguy hiểm khi cha mẹ chơi cầu trượt cho con ngồi trên lòng
Nếu một đứa trẻ tự chơi cầu trượt, nó sẽ ít có nguy cơ chấn thương hơn vì trọng lượng liên quan tương đối nhỏ. Khi trượt xuống cùng trên lòng người lớn, trong lực lớn hơn dẫn đến động lực lao xuống lớn hơn, trẻ sẽ dễ dàng gãy xương nếu chân bị kẹt ở cầu trượt.
Điều này thường xảy ra khi chân của trẻ bắt vào mép hoặc chân cầu trượt sau đó bị xoắn gập ra sau trong khi trẻ ngồi trên lòng người lớn.
Ước tính có khoảng 352.698 trẻ dưới 6 tuổi đã bị thương khi chơi cầu trượt trong khoảng từ năm 2002 đến 2015 ở Anh, nhiều trường hợp trong đó gãy xương chân.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm trẻ từ 12-23 tháng tuổi bị thương tích nhiều nhất.
Thương tích phổ biến nhất là gãy xương – chiếm 36% và thường gãy xương ống đồng.
Trưởng nhóm nghiên cứu Charles Jennissen, Gs. lâm sàng, bác sĩ khoa Cấp cứu Nhi, Đại học Y khoa Carver, Iowa cho biết:
“Nhiều bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ trượt dốc để trẻ ngồi trên đùi của mình mà không nghĩ cẩn thận. Trong hầu hết các trường hợp tôi đã thấy, cha mẹ không biết rằng làm như vậy có thể khiến con bị thương đáng kể. Họ thường nói, nếu biết trước đã không làm”.
Lưu ý giúp trẻ chơi cầu trượt an toàn
- Hướng dẫn bé khi bắt đầu chơi: Bám chắc hai tay vào hai bên thành cầu trượt, leo từng bậc thang lên nóc cầu trượt. Bé không được xô đẩy các bạn đằng trước để mình nhanh được đến lượt. Khi trèo lên đến nóc hãy ngồi thấp xuống rồi trượt từ từ xuống đất thì sẽ an toàn hơn.
- Với một số cầu trượt có gắn liền với xích đu, khi chơi nên cất hết các món đồ chơi nhỏ của bé vào túi quần áo, không cầm thứ gì trên tay và cũng không được để món đồ chơi nào trong túi quần phía sau hay các món đồ sắc nhọn trong túi quần, áo. Bởi nếu bé trượt và chẳng may bị ngã sẽ rất nguy hiểm.
- Không trèo lên cầu trượt từ phía ván trượt bởi các bạn trượt từ trên cao xuống sẽ vô tình đè vào người bé. Ngoài ra, các bé cũng không nên trượt theo kiểu quay lưng xuống đất, như vậy sẽ rất dễ bị ngã hoặc gặp phải tai nạn.
- Với trẻ nhỏ, có thể hỗ trợ bé leo lên đỉnh cầu trượt nhưng tuyệt đối không đặt bé lên đùi và cùng trượt xuống.
Khi các bé vui chơi trong khu vui chơi hay trường mầm non thì các bậc phụ huynh và giáo viên cũng nên quan tâm và kiểm tra thường xuyên. Vì trẻ vẫn quả nhỏ để tự ý thức được sự nguy hiểm cũng như biết cầu cứu người khác khi gặp sự cố. Hãy luôn dạy con cách phòng tránh và tự bảo vệ mình trước sự cố bất ngờ nhé cha mẹ!
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!