Bể bơi, sông ngòi, ao hồ là những nơi lý tưởng cho một mùa hè nóng nực. Song đây cũng là những khu vực tiềm ẩn nguy cơ tử vong do đuối nước ở trẻ.
Vừa xuống hồ bơi được vài phút, bé trai bất ngờ tử vong do đuối nước
Trong những ngày này, hình thái thời tiết phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều là nắng nóng gay gắt, độ ẩm thấp.
Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh đã chọn bể bơi để giải tỏa cơn “khát” cho trẻ.
Điều này đúng một phần! Bởi ao, hồ, sông, suối thường nguy hiểm hơn cho con trẻ khi bơi trong những ngày ngày.
Song, ngay cả khi đến bể bơi, các bé cũng không an toàn tuyệt đối, bởi vẫn còn đó nguy cơ tử vong do đuối nước.
Bất động giữa bể bơi
Bể bơi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tử vong do đuối nước
Cuối tuần trước, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều nơi lên tới hơn 40 độ C.
Sẵn có bể bơi, trường THCS thị trấn Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức dạy bơi cho các em học sinh lớp 7B từ 14 giờ 30 đến 16 giờ. Đây là hoạt động thường nhật của trường giúp các em hoàn thiện kỹ năng sống.
Lúc này, một phụ nữ từ bên ngoài cùng 3 cháu nhỏ xin vào bơi tự do, trong đó có 2 cháu bé khoảng 4-6 tuổi và em L, 11 tuổi.
Câu chuyện sẽ dừng ở đây, nếu không xảy ra hiện tượng bất thường từ em L.
Chỉ ít phút sau khi xuống bể bơi trong thời tiết nắng nóng, mọi người phát hiện em L đứng yên tại chỗ dưới bể bơi trong tình trạng sức khỏe bất thường.
Ngay lập tức, L được đưa lên bờ và thực hiện sơ cứu tại chỗ. Tiếp đó, các thầy cô trong trường cùng người thân đã đưa em đến bệnh viện huyện Gia Bình để cấp cứu.
Nghi tử vong do đuối nước
Trẻ em thiếu kỹ năng dễ bị đuối nước
Tại bệnh viện huyện Gia Bình, L được các bác sĩ tích cực điều trị song không thành công.
Nhận thấy tình trạng của em ngày càng xấu, các bác sĩ tiếp tục chuyển em lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, rồi tiếp đó là Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Đến 20 giờ cùng ngày, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán em L nguy kịch không qua khỏi. Gia đình sau đó đã đưa em về nhà để lo hậu sự.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc đau lòng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Gia Bình khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân vụ việc.
Vụ việc này cũng dấy lên nỗi lo lắng không nhỏ cho các bậc phụ huynh về tai nạn và tử vong do đuối nước ở trẻ trong mùa hè bất thường này.
Việt Nam nằm trong top các nước Đông Nam Á về tử vong do đuối nước ở trẻ em
tai nạn đuối nước thường rất thương tâm
Theo bác sĩ Tạ Anh Tuấn, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, tai nạn đuối nước diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, mùa hè luôn là thời kỳ cao điểm.
“Trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Trong trường hợp được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể qua cơn nguy kịch nhưng dẫn tới biến chứng nặng như: Suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài”, Bác sĩ Tạ Anh Tuấn cảnh báo.
Dấu hiệu nhận biết đuối nước: 3 giai đoạn
– Bắt đầu chìm: Thời gian tùy thuộc thể lực, mức độ luyện tập, yếu tố tâm lý…
– Hít phải nước: Thanh quản có phản xạ co thắt, lúc này phổi vẫn khô, thường nuốt từng ngụm nước, có thể kèm theo nôn, gây ngạt
– Thiếu oxy: Do tăng tiêu thụ oxy, đường thở bị tràn dịch, mô phổi bị tổn thương, giảm diện tích khếch tán…
Triệu chứng
– Khó thở
– Đau sau xương ức
– Tăng tiết đờm lẫn máu
– Thở nhanh, nông
– Tím tái
– Suy hô cấp cấp
– Mất ý thức
– Co giật
– Phù não do thiếu oxy não.
Trường hợp sống sót thì cũng có thể để lại di chứng ở hệ thần kinh trung ương như giảm trí nhớ và rối loạn chức năng ngoại tháp.
Chết đuối cạn (Chết đuối thứ cấp)
Chết đuối trên cạn cũng nguy hiểm không kém!
Theo TS. BS Vũ Đức Định (Bệnh viện E, Hà Nội), chỉ một chút nước cũng có thể gây chết đuối thứ cấp. Do đó, nếu thấy người đi bơi rơi xuống nước suýt chết đuối, hoặc bị sặc nước, nuốt quá nhiều nước (nhất là trẻ em) thì người thân hãy chú ý quan sát. Nếu trong vòng 1 – 72 giờ mà phát hiện các dấu hiệu:
– Mệt mỏi quá mức sau khi tắm.
– Cảm thấy khó thở sau khi tắm.
– Người ngoài có thể nhận thấy biểu hiện khó chịu, thay đổi tâm trạng đột ngột (cáu gắt, hung hăng không rõ nguyên nhân).
– Ho dữ dội, mệt lả một cách bất thường, hành vi bất thường liên quan đến chức năng não (nói lắp, chậm chạp lờ đờ, thiếu nhận thức…)
Trong vòng 72 giờ sau khi suýt đuối nước, hoặc bơi về nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, tức ngực, tím, mạch nhanh, khó thở… cần sơ cứu và gọi 115, hoặc đưa đi bệnh viện cấp cứu sớm.
Sơ cứu nạn nhân bị đuối nước
Thời điểm vàng cấp cứu nạn nhân đuối nước là từ 1 – 5 phút sau khi vớt lên
– Nhanh chóng kéo nạn nhân ra khỏi nước
– Làm cho nước thoát ra khỏi phổi, dạ dày.
– Bế xốc nạn nhân lên, đầu phía dưới, hai chân quàng lên vai người cứu, người cứu vừa chạy vừa nhảy.
– Để nạn nhân nằm sắp, đầu thấp móc đờm rãi trong hầu miệng ra.
– Nếu ngừng tim, ngừng thở, phải nhanh chóng hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi thở trở lại và có mạch.
– Phải kiên trì cấp cứu cho đến khi nạn nhân tự thở được, có mạch, đồng tử bớt giãn, da niêm hồng trở lại hoặc nạn nhân có dấu hiệu chết thật sự mới thôi (thân cứng, lạnh, giãn rộng đồng tử…).
– Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập: Lau khô, ủ ấp, uống nước trà đường, trợ tim, trợ hô hấp.
Tử vong do đuối nước là điều không ai mong muốn. Hy vọng rằng, những phân tích trên đây từ các chuyên gia sẽ giúp các gia đình hạn chế được tình cảnh “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”.
Theo PhuNuSucKhoe
Xem thêm:
Hà bá gọi tên, 8 trẻ đuối nước trong cùng một đội bóng
Cảnh báo ĐUỐI NƯỚC KHÔ – Lên bờ rồi vẫn… chết đuối!
ĐUỐI NƯỚC Nguy hiểm có thế khiến trẻ tử vong chỉ trong vài phút
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!