Lỡ bôi dầu gió khi mang thai với lượng ít và khi thai nhi đã ở tam cá nguyệt thứ 2-3 có thể không ảnh hưởng nhiều nhưng mẹ bầu vẫn nên hạn chế dùng dầu gió bởi các nguyên nhân này.
Tác dụng của dầu gió – Bà bầu dùng dầu gió được không?
Theo y học, dầu gió có tác dụng giúp hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng. dùng chữa những chứng bệnh thông thường rất hiệu quả như cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau cơ bắp, đầy hơi, khó tiêu, đau dây thần kinh, côn trùng đốt…
Ths. BS Phan Thanh Bình, Khoa Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ cho biết, dầu gió hay nói chung như thuốc dùng ngoại ít ảnh hưởng đến thai nhi ở tuổi thai của tam cá nguyệt thứ 3, nhưng nếu dùng nhiều, cảm tưởng như lúc nào cũng giống như đang ngâm trong dầu thì không nên.
Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, việc sử dụng dầu gió cũng cần hết sức lưu ý. Trong dầu gió có một số thành phần như: tinh dầu bạc hà, long não,…có tác động tiêu cực cho trẻ em, bà bầu (nhất là những người mới có bầu). Nếu sử dụng một lượng dầu gió lớn trực tiếp, thành phần long não trong dầu gió có thể khiến thai nhi mắc một số dị tật bẩm sinh, thậm chí là lưu thai.
Do đó, cần lưu ý rằng nếu bạn đang có bầu dùng dầu gió để ngửi giúp tỉnh táo làm việc thì không nên. Vì trong một thời gian dài các thành phần trong dầu gió sẽ thông qua dây rốn tác động trực tiếp đến thai nhi.
Lỡ bôi dầu gió khi mang thai có sao không?
Để an toàn thì nhà sản xuất thường khuyên thai phụ không nên dùng. Trên các loại dầu gió đều có ghi hướng dẫn sử dụng: Không dành cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Các mẹ nên đọc hướng dẫn trước khi sử dụng dầu gió.
Còn nếu mẹ đang lỡ bôi rồi thì nên trao đổi thêm với bác sĩ và theo dõi trong thai kỳ cũng như kịp thời thực hiện các mốc xét nghiệm siêu âm cần thiết để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Cách giúp mẹ bầu phòng chống đau đầu, cảm lạnh mà không cần dùng dầu gió
1. Khi bị cảm lạnh
Việc sử dụng thuốc cũng như các loại dầu gió khi mang thai thường được khuyến cáo không nên dùng vì có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu không có các triệu chứng bất thường, mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng các cách sau đây để cải thiện tình trạng cúm, mệt mỏi của mình:
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%)
- Thuốc trị nghẹt mũi dạng xịt dành cho mẹ bầu
- Điều chỉnh nhiệt độ môi trường xung quanh ấm áp
- Xông hơi
- Tắm hoặc lau người với nước ấm
- Ăn súp gà
- Dùng hỗn hợp chanh mật ong để giảm đau họng
- Sử dụng túi chườm nhiệt nóng hoặc lạnh để giảm cơn nhức đầu
2. Nghẹt mũi khi mang thai
Nếu đang phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi khi mang thai vô cùng khó chịu. Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây, vừa đơn giản, dễ làm mà lại đem đến hiệu quả cao.
- Súc miệng nước muối
- Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi và day hai bên cánh mũi
- Uống trà gừng. Gừng có tác dụng chống viêm rất tốt nên khi bà bầu bị nghẹt mũi khi mang thai có thể pha nước nóng với vài lát gừng tươi và thêm một thìa mật ong, để ấm rồi uống.
- Sử dụng máy phun sương. Máy phun sương tạo độ ẩm sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, làm giảm cảm giác khó chịu của tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Mẹ nên sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ để mẹ bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
3. Đau đầu khi mang thai
Khi mẹ bầu có một số triệu chứng đau đầu nhẹ, thay vì bôi dầu gió, bạn có thể tham khảo các lời khuyên dưới đây:
- Chườm lạnh: Khi bị căng thẳng, stress,… bà mẹ có thể chườm lạnh ở cổ để giúp tan đi cơn đau và mệt mỏi. Lưu ý rằng nên để nước mát vừa phải, không nên để quá lạnh có thể khiến cho cơ thể giảm nhiệt gây ra các triệu chứng bệnh khác.
- Tắm vòi hoa sen và ngâm chân bằng nước ấm: Việc tắm có thể làm giảm đau nhức tạm thời. Tắm dưới vòi hoa sen và ngâm chân bằng nước ấm sẽ tốt cho việc lưu thông tuần hoàn máu, khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
- Nghỉ ngơi ở nơi thật yên tĩnh, ít ánh sáng
- Nhờ người thân mát xa cổ vai và lưng giúp giảm các cơn đau đầu tạm thời
Nếu đau dữ dội và không thể giảm đau bằng các cách thức trên thì mẹ bầu cần lập tức thăm khám bác sĩ để có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!