Lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non có gì khác trẻ sinh đủ ngày đủ tháng? Trường hợp nào nên hoãn tiêm?

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu? Bạn cần đến trạm y tế, trung tâm y tế và bệnh viện thuộc bộ y tế để được tiêm phòng tốt nhất. Tiêm vắc xin cho trẻ có tốt không? Tiêm phòng là một điều nên làm và phải làm cho trẻ để phòng bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ được các bác sĩ Khoa nhi trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh. Cũng như một số lưu ý quan trọng cần nắm để bảo vệ bé yêu sinh non vẫn có thể khỏe mạnh, phát triển tốt như bao đứa trẻ sinh đủ tháng. Mẹ tham khảo ngay nhé!

  • Tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với trẻ sinh non
  • Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non
  • Các trường hợp nên hoãn tiêm chủng cho trẻ sinh non
  • Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non mẹ có thể tham khảo

Tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với trẻ sinh non

Trước khi tìm hiểu lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non, hãy cùng tìm hiểu vai trò của việc tiêm chủng đối với trẻ nhé! Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thị Linh Chi- Khoa Nhi – Sơ sinh trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng:

So với những trẻ đủ tháng, trẻ sinh non có cân nặng thấp hơn và sức đề kháng kém hơn. Do đó trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, thậm chí là với những bệnh có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Vì vậy, việc tiêm phòng để bảo vệ bé yêu sinh non hết sức quan trọng, giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh xuống mức thấp nhất có thể.

Trẻ sinh non, thiếu cân cần được tiêm phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, vào năm 1990, tại Việt Nam cứ 100 trẻ sinh ra thì có 9 trường hợp sinh non. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong của trẻ sinh non lên đến 23%. Tuy nhiên đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 12%. Đó là nhờ việc cải tiến các phương pháp bảo vệ sức khỏe của trẻ và sự ra đời của các loại vắc xin. Đến nay thì tỷ lệ này còn tiếp tục giảm xuống đáng kể.

Tổ chức WHO khuyến cáo mẹ nên cho tìm hiểu lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Xem thêm

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình?

Thực hư thông tin trẻ sơ sinh ngủ ít thông minh và nhanh nhạy hơn bình thường

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non

Theo quy định, cần tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non theo độ tuổi được tính từ ngày sinh. Thông thường, trẻ sinh đủ tháng sẽ chích ngừa từ 2 tháng tuổi. Còn trẻ sinh non, thiếu cân sẽ được chích ngừa viêm gan B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib khi trẻ đạt trên 4,5 kg. Các phụ huynh cần quan sát trẻ thường xuyên và tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu? Bạn cần đến trạm y tế, trung tâm y tế và bệnh viện thuộc bộ y tế để được tiêm phòng tốt nhất. Tiêm vắc xin cho trẻ có tốt không? Tiêm phòng là một điều nên làm và phải làm cho trẻ để phòng bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần theo dõi sát xao tình trạng cân nặng và sức khỏe của trẻ

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng cần làm những gì?

  • Cho bé mặc đồ với chất liệu thoáng mát, mỏng nhẹ
  • Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho bé bú sữa và uống nhiều nước hơn để giảm nhiệt cho bé
  • Bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thông thường với liệu lượng phù hợp với thể trạng và cân nặng (paracetamol, ibuprofen)
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
  • Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Không dùng aspirin hay dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ

Các trường hợp nên hoãn tiêm chủng cho trẻ sinh non

Không phải trẻ nào cũng có thể áp dụng đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non. Dưới đây là một số trường hợp không nên thực hiện tiêm chủng cho trẻ:

  • Trẻ bị sốc phản vệ khi tiêm vắc xin.
  • Trẻ bị dị ứng nghiêm trọng với liều tiêm trước.
  • Những trẻ đang phải điều trị ung thư hoặc thực hiện cấy ghép nội tạng.
  • Không nên tiêm nếu cân nặng của trẻ quá thấp. Lúc này việc tiêm phòng sẽ được trì hoãn đến khi trẻ được 4,5 kg.

Khi trẻ đủ cân nặng và đủ tháng mẹ có thể đưa trẻ đến tiêm phòng

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non mẹ có thể tham khảo

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4 nguyên tắc mẹ cần nhớ kỹ khi sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ

9 cách hạ sốt cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả mẹ nên ghi nhớ!

Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ Phạm Đỗ Ngọc Diệp- Khoa Sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City về lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non:

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đối với vắc xin phòng viêm gan B

Vắc-xin phòng viêm gan B sẽ được tiêm ngay sau khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên với những trẻ sinh non và nặng dưới 2kg, vắc-xin ít hiệu quả hơn. Vì vậy nên bác sĩ có thể trì hoãn việc tiêm vắc-xin đến khi em bé đạt được 2 kg hoặc 1 tháng tuổi.

Lich tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh:

  • Lưu ý trong trường hợp em bé sinh non, nhẹ cân dưới 2kg và có mẹ mang virus viêm gan B:

Khuyến nghị của Bộ Y tế đó là tiêm miễn dịch thụ động cùng với vắc-xin HBV. Nên tiêm đầy đủ 3 liều khi em bé đạt cân nặng 2 kg hoặc đến một tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời thực hiện xét nghiệm huyết thanh cho nhiễm viêm gan B (HBsAg) và miễn dịch (anti HBs) khi được 9 tháng tuổi.

  • Lưu ý với trẻ sinh non của người mẹ không mang virus viêm gan B

Nên tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B mũi đầu tiên ngay khi em bé được 2 kg hoặc đến 1 tháng tuổi .

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có mẹ không rõ tình trạng HBsAg trong vòng 12 giờ sau khi sinh cũng nên được điều trị miễn dịch viêm gan B, dù thiếu cân nặng sau sinh.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đối với vắc xin thường quy khác

Với các loại vắc xin thông thường thì lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non cũng được khuyến nghị như với những trẻ sinh đủ tháng.

  • Khi được 2 tháng tuổi trẻ nên được tiêm ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, haemophilus enzae loại b & phế cầu khuẩn.
  • Vào 6 tuần tuổi sau khi bé được xuất viện, mẹ nên cho trẻ uống vắc xin phòng rotavirus.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu và viêm gan A theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Tiêm vắc xin ngừa cúm theo mùa, khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Trẻ sinh thiếu tháng cũng cần được tiêm phòng đúng thời gian như trẻ bình thường để tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với virus – RSV

Virus RSV là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ 2 tuổi. Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do virus này gây ra hơn.

Tiêm chủng palivizumab là 1 chủng ngừa thụ động chống lại virus RSV, nhằm bảo vệ trẻ sinh non tránh nhiễm bệnh. Việc chủng ngừa được thực hiện trong 1 hoặc 2 năm đầu đời của trẻ sơ sinh có nguy cơ. Ngoài ra cần tiêm lặp lại trong các mùa mà virus lây lan xung quanh.

Trẻ sinh non có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch kém nên ba mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt là lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non, để bảo vệ bé yêu phát triển khỏe mạnh nhất trong những tháng đầu đời. Mẹ hãy lưu ý theo dõi bé yêu thường xuyên và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé!

Nguồn thông tin từ Vinmec.com: link 1, link 2, link 3.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen