Liều Paracetamol cho trẻ em thường gồm 3 loại chính là nhỏ giọt, siro và viên uống. Liều lượng và cách sử dụng cần tùy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ. Do đó, cha mẹ cần hết sức chú ý những nguyên tắc quan trọng khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Liều Paracetamol cho trẻ em và 4 nguyên tắc quan trọng khi cho bé uống thuốc hạ sốt
Thời tiết giao mùa, không khí đang lạnh dần và có nhiều thay đổi thất thường. Đây cũng là lúc nhiều mẹ cảm thấy lo lắng vì trẻ có thể bị tấn công bởi các căn bệnh vi rút phổ biến. Sốt là một trong các triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bị vi rút tấn công. Chính vì vậy, sử dụng thuốc hạ sốt khi nào và liều lượng ra sao là điều cha mẹ cần nắm vững.
3 loại thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ thường gặp nhất
Hiện nay, Paracetamol là nhóm thuốc hạ sốt phổ biến nhất thường được dùng cho trẻ nhỏ. Loại thuốc này hầu như ít xuất hiện tác dụng phụ và hạ sốt hiệu quả cho các bé.
Paracetamol cho trẻ thường được sản xuất ở 3 dạng chính với hàm lượng Paracetamol cho trẻ em là:
Loại nhỏ giọt. Đây là loại thuốc có liều lượng đậm đặc với thành phần là 100mg/1ml. Trên hướng dẫn sử dụng của chai có thể ghi là 60mg/0,6ml (1ml=1cc)
Dạng si rô. Thông thường sẽ có liều lượng là 120, 160 hoặc 250mg/5ml (1 thìa cà phê)
Ở dạng viên nén. Loại này dành cho trẻ từ 7-8 tuổi trở lên. Liều lượng là 325 và 500mg (uống 4-6 tiếng/lần). Ngoài ra còn có viên với liều lượng 600mg/viên. Thuốc gồm 2 dạng là gây tác dụng hạ sốt ngay lập tức hoặc có tác dụng hạ sốt kéo dài đến 8 tiếng đồng hồ.
Cách tính liều paracetamol cho trẻ em
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ sẽ giúp cho thuốc phát huy tối đa khả năng hạ sốt cũng như phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Liều dùng Paracetamol cho trẻ được tính như sau:
Thông thường thuốc hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol sẽ là dạng 10-15mg/1kg/lần.
Ví dụ:
Trẻ nặng 10kg thì liều lượng thuốc hạ sốt Paracetamol trong một lần uống của trẻ là 10 (kg)x10mg=100mg.
Trong đó không được cho trẻ uống quá 10(kg)x15(mg)-150mg.
Do đó, nếu bé nặng 10kg thì mỗi lần uống thuốc hạ sốt chỉ được phép dùng từ 100-150mg/lần. Cho trẻ uống từ 4-6 tiếng/lần nếu có hiện tượng sốt cao và không được uống quá 5 lần/ngày.
Thuốc hạ sốt chỉ để giảm sốt, không phải là thuốc trị tận gốc căn bệnh của trẻ
Ảnh: Thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ
Trên thực tế, sử dụng thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng giúp trẻ đỡ sốt và khó chịu trong vòng 4-6 tiếng đồng hồ, khi mà thuốc vẫn còn tác dụng.
Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của việc trẻ sốt thì khi hết thuốc, con sẽ bị sốt lại. Do đó, nếu trẻ sốt lâu thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân của các cơn sốt đó.
Trường hợp bé sốt nhẹ (dưới 38,5 độ) và không có hiện tượng khó chịu, lờ đờ, nôn mửa thì không cần thiết phải cho con uống thuốc hạ sốt. Chỉ cần giúp con lau người, uống nhiều nước ấm là đủ.
Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay sau khi tiêm vắc xin
Một số cha mẹ lo lắng về việc trẻ sẽ sốt cao sau khi tiêm vắc xin xong nên cho bé uống thuốc trước để phòng sẵn các cơn sốt. Đây là điều mà các bác sĩ nhi khuyên cha mẹ không nên làm.
Mỗi loại vắc xin lại có một phản ứng khác nhau với cơ thể. Có loại không làm cho con sốt, trong khi một số loại chỉ khiến con bị sốt sau khi tiêm từ 3-4 tiếng đồng hồ. Thậm chí một số loại vắc xin chỉ tạo phản ứng sốt sau 3-4 ngày tiêm. Do đó, việc uống thuốc để phòng sốt cũng không có tác dụng gì với cơ thể trẻ.
Vì thế, nếu cho trẻ đi tiêm vắc xin, chỉ cần lưu ý rằng:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại vắc xin sẽ tiêm và các biểu hiện sau khi tiêm vắc xin xong.
- Kiểm tra nhiệt độ và phản ứng của cơ thể con thường xuyên. Nếu người con hơi hâm hấp thì chỉ cần lau người là đủ.
- Nếu sốt quá cao thì kết hợp lau người và lúc đó mới cho uống thuốc hạ sốt.
Với những lưu ý như trên khi sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ, hi vọng cha mẹ sẽ cẩn trọng hơn trong việc chăm sóc con mỗi khi bé bị sốt.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!