Làm thế nào để sớm có thai? Giáo sư, bác sĩ sản khoa tại trường đại học Y Yale (Hoa Kỳ) khuyên chị em nên hiểu rõ về 11 điều này trong những lần khám tiền sản để tăng tỷ lệ thụ thai cũng như có được một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Mất bao nhiêu lâu tôi mới có thể mang thai?
Về mặt lý thuyết, các bác sĩ sản khoa có thể giúp bạn dự đoán chính xác thời điểm bạn thụ thai. Một số cặp vợ chồng có thai ngay trong lần quan hệ đầu tiên, trong khi những người khác phải mất nhiều năm với phương pháp mang thai tự nhiên.
Do đó, để sớm có thể thụ thai thành công, hãy tư vấn với bác sĩ về câu hỏi này. Những bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp dựa trên tuổi tác, tiền sử sức khỏe và số lần bạn đã mang thai (nếu có).
Làm thế nào để sớm có thai và các biện pháp tránh thai
Hầu hết phụ nữ có thể mang thai ngay sau khi chấm dứt các biện pháp tránh thai. Tùy thuộc vào các phương pháp tránh thai bạn đang áp dụng mà cơ thể bạn sẽ cần có một khoảng thời gian nhất định để trở lại như bình thường.
Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai hay đặt vòng, đừng quên thông báo với bác sĩ để được giải thích chi tiết về thời gian bạn mang thai sau khi ngừng sử dụng chúng.
Làm thế nào để sớm có thai – Tình trạng sức khỏe của bạn sẽ quyết định điều này
Theo các bác sĩ sản khoa, một số điều kiện tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn. Trong đó bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lạc nội mạc tử cung, rối loạn tuyến giáp và thậm chí STDs (bệnh lây nhiễm qua đường tình dục).
Với người bạn đời nam giới của bạn, các vấn đề về số lượng tinh trùng, chất lượng tinh trùng cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn. Khám tiền sản sẽ là cách tốt nhất để bác sĩ đánh giá được tình hình sức khỏe của bạn và đưa ra giải pháp giúp bạn sớm thụ thai như ý.
Việc sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôi như thế nào?
Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc trị huyết áp cao và động kinh, có thể làm giảm khả năng thụ thai của bạn. Hơn nữa, một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn nhất định có thể gây hại cho em bé khi bạn mang thai (ví dụ, NSAID, steroid, một số thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần, và thuốc tuyến giáp).
Chính vì vậy, một khi bạn đang lên kế hoạch mang thai thì cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng để xem xét xem bạn có nên ngừng sử dụng thuốc hoặc sử dụng các loại thảo dược thay thế.
Chị em cần bổ sung vitamin đúng cách để sớm có thai
Các bà mẹ tương lai nên bắt đầu dùng bổ sung axit folic từ 3-6 tháng trước khi cố gắng thụ thai. Tiến sĩ Minken cho biết, axit folic làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và một số dị tật bẩm sinh của thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên dùng vitamin trước khi sinh, đặc biệt nếu bạn bị thiếu một chất dinh dưỡng nào đó cần thiết cho quá trình thụ thai.
Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày giúp bạn sớm có thai
Bạn có biết rằng thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm giảm khả năng sinh sản của bạn? Cân nặng không cân đối cũng có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, sảy thai, … Tập thể dục quá mức, uống rượu và hút thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản và mang thai của bạn.
Có một cuộc trò chuyện cởi mở với bác sĩ về thói quen lối sống của bạn là điều cần thiết. Áp dụng những lời khuyên hữu ích và thay đổi các thói quen nguy hại sẽ giúp bạn sớm mang thai như dự định.
Tôi có cần tiêm chủng không?
Bị ốm khi mang thai khiến sức khỏe của bạn và sức khỏe của thai nhi phải đối mặt với nhiều rủi ro. Bảo vệ con bạn khỏi các căn bệnh hiểm nghèo bằng cách cập nhật các loại vắc xin cần thiết trước khi mang thai. Nếu bạn chưa được miễn dịch, bác sĩ sẽ tiêm vắc-xin sởi, quai bị và rubella (MMR) và thủy đậu trước khi thụ thai, vì những loại virut sống này có thể an toàn cho phụ nữ mang thai. Vắc-xin cúm theo mùa, uốn ván / bạch hầu / ho gà (Tdap) và vắc-xin viêm gan B có thể được tiêm trong thai kỳ.
Tư vấn với bác sĩ chuyên môn là điều cần thiết để sớm có thai
Không phải tất cả các bác sĩ phụ khoa đều được cấp giấy chứng nhận hành nghề về sản khoa với chuyên môn chăm sóc thai phụ và sinh nở. Chị em cần đi khám và tư vấn với những bác sĩ đúng chuyên môn dể đảm bảo quá trình chuẩn bị mang thai cũng như thời kỳ bầu bí, sinh nở được an toàn, khỏe mạnh.
Tôi có cần xét nghiệm di truyền không?
Bạn và bạn đời của bạn có thể quyết định làm xét nghiệm di truyền để xem bạn có mang mầm bệnh di truyền nào không, bao gồm teo cơ cột sống, xơ nang, … Nếu các kết quả cho thấy dương tính với những bệnh nói trên, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên cần thiết về những rủi ro trong trường hợp bạn muốn mang thai tự nhiên.
Một cách để ngăn ngừa tình trạng di truyền bệnh từ cha mẹ sang con cái là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với chẩn đoán di truyền tiền ghép (PGD). Điều này cho phép các ông bố bà mẹ tương lai kiểm tra được những phôi nào đủ điều kiện khỏe mạnh để thực hiện thụ thai.
Làm gì trong trường hợp tôi không thể thụ thai được?
Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong một năm mà không có kết quả (hoặc sáu tháng nếu bạn ở độ tuổi trên 35), thì bạn nên xem xét về khả năng vô sinh. Hiện nay tỉ lệ này có thể lên tới 1:8 (nghĩ là cứ 8 cặp vợ chồng thì sẽ có một cặp đôi phải đối mặt với tình trạng này). Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp để vợ chồng thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tìm ra nguyên nhân vô sinh và hướng cải thiện sức khỏe, điều trị vô sinh cho bạn.
Tôi nên làm gì sau khi có kết quả thử thai dương tính?
Nhiều cặp vợ chồng không biết phải làm gì sau khi biết họ có con. Họ có nên đi thẳng đến bác sĩ sản khoa, hoặc đợi cho đến khi thai nhi đủ tuổi để đi siêu âm. Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ của bạn về vấn đề này.
Ngoài những câu hỏi như trên mà bạn nên chuẩn bị khi đi khám tiền sản, chị em nên tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng, chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm trứng rụng và cách quan hệ tình dục hiệu quả, … bởi đây cũng là những yếu tố quan trọng quyết định khả năng thụ thai của bạn sẽ sớm thành công ở mức độ nào.
Theo Parent
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!