Làm sao để không bị sa dạ con sau sinh? Chị em không nên ngồi hoặc nằm ở 1 tư thế quá lâu, nên vận động nhẹ nhàng, không nên nhịn tiểu… Để biết thêm về hiện tượng này, mời chị em cùng đọc thêm các nội dung sau:
- Thế nào là hiện tượng sa tử cung sau sinh?
- Nguyên nhân và dấu hiệu
- Cách phòng tránh sa dạ con sau sinh
- Cách xử lý khi bị sa dạ con
Hiện tượng sa tử cung sau sinh là bệnh gì?
Bị sa tử cung sau sinh là hiện tượng tử cung bị tụt xuống ống âm đạo hoặc vị trí ngoài âm đạo. Bệnh thường có 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo
- Cấp độ 2: cổ và một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo
- Cấp độ 3: toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét.
Bệnh nhân có cảm giác nặng, trì xuống và căng tức ở vùng âm hộ, một khối rõ rệt lồi hẳn ra sau khi lao động nặng nhọc. Trường hợp nhẹ, dạ con có thể co lên sau khi nghỉ ngơi. Có thể có hiện tượng đau lưng, đi ngoài khó và tiểu rắt.
Làm sao để không bị sa dạ con sau sinh?
Hiện chưa có thuốc gì chữa được bệnh sa dạ con. Bác sĩ có thể phục hồi thành âm đạo, đeo vòng đẩy tử cung lên không cho tụt xuống, mổ tái tạo lại âm đạo hoặc bít hẳn. Trường hợp bệnh nặng thì phải mổ cắt dạ con.
Xem thêm >>>>
Bật mí cho mẹ ăn gì để co dạ con nhanh chóng sau sinh
Nguyên nhân, dấu hiệu bị sa tử cung sau sinh
- Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội), nguyên nhân chủ yếu gây sa dạ con ở chị em là do lao động nặng quá sớm sau khi sinh. Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới.
- Ngoài ra cũng có thể do suy nhược toàn thân, nhưng ít gặp. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.
- Đối tượng mắc chứng sa tử cung sau sinh chủ yếu là phụ nữ sinh thường khi thai quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu; phụ nữ sau sinh phải lao động nặng; bà bầu mang song thai, đa thai, bà bầu sinh khó, nhau thai có dấu hiệu bất thường.
- Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật tử cung, phụ nữ tiền mãn kinh… cũng là những đối tượng có nguy cơ sa tử cung sau sinh
- Triệu chứng táo bón sau sinh tạo áp lực lên ổ bụng cũng khiến bà bầu phải đối mặt với hiện tượng này.
Làm sao để không bị sa dạ con
Chị em có thể phát hiện tình trạng sa tử cung thông qua một số biểu hiện của sa dạ con như đau tức vùng thắt lưng, nặng bụng dưới; thường xuyên buồn đi đại tiện hoặc tiểu hiện nhưng không đi được; bí tiểu; táo bón hoặc có cảm giác vật gì đó tụt xuống dưới.
Sa dạ con sau sinh có nguy hiểm không?
Bác sĩ Lê Thuý Mùi, nguyên trưởng khoa Sản Bệnh viện Quân đội 354 cho biết sa dạ con là bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em. Bệnh ở vị trí nhạy cảm nên nhiều chị em xấu hổ, ngại đi khám, chỉ đi khám khi tình trạng bệnh đã nặng nên lại càng mất thời gian và phải can thiệp mạnh hơn.
Sa dạ con ở mức độ nặng nhất đi kèm theo nhiều nguy cơ sức khỏe như loét âm đạo, nhiễm trùng, sa cơ quan khác vùng chậu như trực tràng, bàng quang. Tình trạng sa cơ quan vùng chậu dễ gây khó khăn trong việc bài tiết của người bệnh và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Làm sao để không bị sa dạ con?
- Sản phụ sau sinh không nên ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu. Mà nên thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế nằm.
- Nên thường xuyên đi lại, vận động chân tay nhẹ nhàng vừa giúp máu huyết lưu thông để nhanh chóng phục hồi sau sinh vừa phòng tránh sa dạ con rất hiệu quả.
- Nên đi tiểu ngay sau sinh, không nên nín nhịn tiểu tiện.
- Sau sinh từ 6-8 giờ sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 thì đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
- Nên cho bé bú càng sớm càng tốt vừa là cách kích thích sữa mau về vừa giúp phòng tránh sa dạ con rất tốt.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh táo bón.
- Tránh vận động và làm việc quá sức mà nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.
- Nên thực hiện các bài tập kegel hỗ trợ co thắt các cơ sàn chậu, nâng tử cung, giúp cơ quan sinh dục khỏe mạnh.
Xem thêm >>>>
Lời khuyên giúp giảm mỡ bụng sau sinh nhanh nhất
Làm sao để không bị sa dạ con – Mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc nặng sau sinh
Cách xử lý khi chẳng may mẹ bị sa dạ con
Ngay khi có dấu hiệu sa tử cung, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị. Trường hợp nhẹ, chị em không cần can thiệp phẫu thuật, cần chú ý nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng kết hợp massage vùng bụng dưới hàng ngày.
Trường hợp sa tử cung cấp độ nặng, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ và cố định tử cung bằng các phương pháp y khoa. Tử cung bị viêm loét do biến chứng phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần.
Để trả lời cho câu hỏi làm sao để không bị sa dạ con, phụ nữ sau sinh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Chúc mẹ bầu vẫn luôn khoẻ mạnh và tự tin quyến rũ.
Nguồn tham khảo: Sa dạ con – Nỗi khổ khó nói – Afamily.vn
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!