Làm sao để kỷ luật bé thích ném đồ chơi?

Có nên kỷ luật bé thích ném đồ chơi? Khi bé ném thức ăn để phản đối hoặc ném đồ chơi của mình. Nhắc nhở con rằng chỉ có những quả bóng để vui chơi không phải để ném. Bạn cũng cần phải để bé hiểu rằng những gì bé làm có khả năng gây tổn thương người khác hoặc gây ra một mớ hỗn độn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỷ luật bé thích ném đồ chơi có cần thiết hay không? Trên thực tế, việc trẻ ném đồ chơi cũng là một trong những bước phát triển của trẻ. Cha mẹ hãy cùng bài viết hiểu rõ tại sao trẻ hay ném đồ chơi nhé!

  • Tạo sao bé lại thích ném đồ?
  • Mẹo giúp bé bỏ thói quen ném đồ
  • Phải làm gì khi bé ném đồ mà bé không được ném?
  • Hạn chế sự ném của bé
  • Hành động nhanh và thích hợp
  • Hãy để con học và giải quyết hậu quả của mình
  • Ngừng ngay hành động ném của bé

Phải công nhận là khi bé con đã có thể nhặt những thứ dưới đất lên, hay đi bộ xung quanh nhà, hay cúi tìm con gấu bông của mình - các bậc cha mẹ nhìn con yêu và cảm thấy bé vô cùng đáng yêu và dễ thương.

Và theo thời gian bé phát triển, bé nhận ra rằng cánh tay khi đưa qua đưa lại có thể đem thứ này từ bên này bay qua bên kia, và đây là lúc các bạc cha mẹ bắt đầu từ việc nhặt, bắt con nhặt lên, dần lên đến la hét khi con cho các thứ mình nhặt được bay tứ tung trong nhà... .

Đừng lo lắng, sau đây là một số lời khuyên để giúp bé ngừng ném đồ vật!

Tạo sao bé lại thích ném đồ?

Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, khi bé xem một cái gì đó rời khỏi tay và rơi xuống sàn nhà là khá thú vị. Bé cũng nhận ra rằng hành động của mình có thể châm ngòi cho một trong hai phản ứng tiêu cực hay tích cực từ bạn, bản thân bé sẽ tiếp tục ném đồkhi bé muốn sự chú ý của bạn. Khi con của bạn tiếp tục phát triển ừ tập đi sang biết đi và dần có thể chạy nhảy, và lý do cho việc ném đồ có thể tăng lên theo chiều hướng phát triển vận động của bé. Đặc biệt là khi bé đạt đến 18 tháng tuổi, bé thích ném đồ vật bởi đó có thể là một hành động gây hấn hoặc một phương tiện để biểu thị cảm xúc xuất phát của sự tức giận và thất vọng.

Bạn có thể chưa biết:

Hậu quả không ngờ nếu bạn liên tục dùng đòn roi để giáo dục con cái

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phương pháp giáo dục trẻ 1-2 tuổi có gì đặc biệt?

Tạo sao bé lại thích ném đồ?

Mẹo giúp bé bỏ thói quen ném đồ

Cách tốt nhất là hãy tạo ra các trò chơi ném cho bé như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chơi bóng với trẻ mới biết đi của bạn: ném hay lăn bóng qua lại là một cách tuyệt vời để phát triển sự phối hợp tay-mắt, kỹ năng vận động và cũng dành nhiều thời gian chất lượng với nhau.
  • Đặt một cái lưới bóng rổ nhỏ cho bé ném banh vào cũng là một lối thoát tuyệt vời cho mong muốn của bé để ném một cái gì đó.
  • Chơi ném trúng mục tiêu (ngay cả khi mục tiêu là một thùng rác hoặc hộp)  đều là các hoạt động xây dựng và vui nhộn mà vẫn cho phép con bạn ném đúng sở thích của mình.

Phải làm gì khi bé ném đồ mà bé không được ném?

Làm gì khi bé hay ném đồ? Trẻ qua từng giai đoạn phát triển sẽ có những hành động mới, tất nhiên sẽ có những điều tốt và những điều bố mẹ không thích như việc trẻ thích ném đồ chơi. Cha mẹ đừng vội cho rằng đó là một hành vi xấu cần la mắng, cấm đoán hay trừng phạt con. Điều đó chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng việc nhẹ nhàng dạy bảo, hướng con đến những việc làm tích cực hơn. Bạn nên xây dựng cho bé thói quen ném những gì được phép. Quả bóng nhựa là một sự lựa chọn thú vị, lại gây hấp dẫn, nhất là khi bạn sẵn sàng chơi tung bóng cùng bé.

Làm sao để kỷ luật bé thích ném đồ chơi?

  • Nếu bé ném một cuốn sách trên khắp các phòng, hãy bình tĩnh cầm tay bé, dẫn bé đến bện cuốn sách và chỉ cho bé nhặt nó lên.
  • Rồi ngồi xuống ngang tầm mắt của bévà nói, "Sách là để đọc, không ném. Chúng ta chỉ ném banh/ bóng và (tên những thứ khác mà bé được phép để ném)."
  • Sau đó hướng dẫn bé đặt sách về đúng nơi của sách
  • Lặp lại quá trình này khi cần thiết - nếu bạn làm điều đó thường xuyên, theo thời gian bé sẽ  hiểu và học được cũng như nhớ các quy tắc về ném đồ vật.

Hạn chế sự ném của bé

  • Sử dụng chén bát cho bé với đồ hút dính lên bàn ăn của bé, điều này cũng giúp phòng ngừa đổ thức ăn ra.
  • Tránh trộn lẫn thức ăn, để bé dễ dàng tạo ra cuộc chiến các món ăn. Hãy đặt chỉ một phần nhỏ thức ăn trên đĩa của con. Ăn hết lại cho món khác, mỗi lần một ít cho đến khi xong.
  • Ngăn chặn bé từ ném đồ chơi từ các xe đẩy, ghế ngồi xe hơi hoặc tạp hóa giỏ hàng bằng cách buộc lại xuống ... hoặc để lại cho túi và cột lại!
  • Nếu bé của bạn sử dụng một núm vú giả, hãy xem xét việc sử dụng một vòng núm vú để đeo . Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng nó được sử dụng một cách an toàn để tránh nghẹn hoặc nghẹt thở.

Hành động nhanh và thích hợp

Có nên kỷ luật bé thích ném đồ chơi? Khi bé ném thức ăn để phản đối hoặc ném đồ chơi của mình để bày tỏ sự tức giận, bạn cần phải hành động nhanh chóng và thích hợp. Đầu tiên, thừa nhận hành động của con là sai trái và không thể chấp nhận. Nhắc nhở con rằng chỉ có những quả bóng, hay vật được ném thì mới được ném để vui chơi. Điều này nên được thực hiện mà không nên coi thường hay la hét. Bạn cũng cần phải để bé hiểu rằng những gì bé làm có khả năng gây tổn thương người khác hoặc gây ra một mớ hỗn độn.

Hành động nhanh và thích hợp

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

ĐÁNH MẮNG TRẺ - Hậu quả của phương pháp giáo dục sai lầm

Phương pháp Montessori - Tổng thể về phương pháp giáo dục độc đáo này!

Hãy để con học và giải quyết hậu quả của mình

Hãy để con học và giải quyết hậu quả của mình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cuối cùng, bé cần phải gánh chịu hậu quả của các hành động của mình. Dưới đây là những ví dụ về những gì bạn có thể nói với bé:

  • "Con đã ném bữa tối của con trên sàn nhà, vì vậy bây giờ mẹ sẽ không thể đọc sách cho con bởi vì mẹ phải dọn dẹp đống lộn xộn này." (nếu bé chưa thể dẹp được)
  • "Ném đồ là sai, nhất là khi con đang giận dữ. Khi con giận, con nên nói với Ba, Mẹ để Ba, Mẹ có thể giúp con. 

Ngừng ngay hành động ném của bé

Hãy làm việc  này bất kể khi nào, ở đâu bé ném đồ với nguyên tắc và lời nói nhất quán và kiến quyết, sẽ có rất nhiều thách thức ban đầu, bé sẽ giận dữ hơn, khóc to hơn, ăn vạ hơn nhưng bậc cha mẹ không thể vì thế mà bỏ cuộc và nhân nhượng. Sự kiên trì của cha mẹ sẽ sinh hoa kết trái vào một thời điểm nào đó mà ở mỗi bé là hoàn toàn khác nhau.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis