Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào? Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu? Làm thế nào để khắc phục những khủng hoảng tuổi lên 3? Bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm vượt qua “cơn ác mộng” ấy!
Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì và kéo dài bao lâu?
Khi con yêu được 3 tuổi, bố mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu nhận thấy bé có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, con trở nên cáu bẳn, mè nheo, quấy khóc và không hài lòng với tất cả mọi thứ. Đó rất có thể là biểu hiện của việc con đang bước vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 rồi đấy!
Khủng hoảng tuổi lên 3 là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ
Khủng hoảng tuổi lên 3 thường kéo dài từ nửa sau độ tuổi lên 3 đến nửa đầu của độ tuổi lên 4. Tùy vào mỗi bé mà mức độ và cường độ khủng hoảng sẽ khác nhau.
Vì sao có hiện tượng “khủng hoảng tuổi lên 3”?
Về cơ bản, có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khủng hoảng khi trẻ lên 3 sau đây:
Đầu tiên, do mâu thuẫn giữa nhu cầu của trẻ với năng lực thực tế mà trẻ có
Xét về mặt khủng hoảng tuổi lên 3 tâm lý học thì 3 tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành ý thức độc lập và tính tự chủ của trẻ nhỏ. Giai đoạn này, bé muốn khám phá thế giới bằng cặp mắt và đôi tay của mình. Sự phát triển về thể chất ngày càng hoàn thiện chính là động lực lớn thúc đẩy bé làm theo ý mình một cách mạnh mẽ hơn.
Trẻ sẽ say mê khám phá thế giới, muốn chinh phục cả những thứ nằm ngoài khả năng của mình. Đôi khi, bé bị “khủng hoảng” với chính mình do lối diễn đạt không bắt kịp được suy nghĩ.
Bé sẽ cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt, dễ khóc, dễ bỏ cuộc…
Thứ 2, do người lớn và trẻ không tìm được tiếng nói chung nên bé phản ứng tiêu cực
Độ tuổi lên 3, trẻ cũng bắt đầu hình thành ý thức về bản thân, rằng mình là cá thể riêng biệt với mọi người. Từ đó trẻ cũng muốn độc lập làm những việc liên quan đến mình. Trẻ sẽ hay nói: “để con làm”, “mẹ để đấy đi”, hoặc là “không, không, mẹ để xuống đi”…
Trong khi tính độc lập của trẻ tăng cao thì cha mẹ vẫn chưa sẵn sàng tâm lý “buông tay” trẻ. Vì vậy, nhiều ba mẹ có xu hướng kiểm soát trẻ một cách chặt chẽ. Khi con cảm thấy không tìm được tiếng nói chung với ba mẹ thì trẻ sẽ bướng bỉnh, không nghe lời, làm trái ý ba mẹ…
Cách ba mẹ giải quyết tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 ở con
Tùy theo những biểu hiện khủng hoảng của trẻ mà ba mẹ sẽ có cách xử lý khéo léo nhất. Thay vì ép buộc trẻ và khiến trẻ phát triển theo xu hướng tồi tệ hơn. Dưới đây là tổng hợp một số tham vấn cho gia đình giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba. Ba mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
Khi trẻ ngang ngạnh, chống đối
Rất nhiều bé ở độ tuổi lên 3 thích nói “không” và làm những điều bị ba mẹ ngăn cấm. Do đó, ngay từ khi con còn nhỏ, ba mẹ cần thống nhất với nhau điều gì bé có thể làm, điều gì không được phép và luôn dứt khoát làm theo những nguyên tắc đã đặt ra. Đặc biệt, ba mẹ cần nhất quán trong cách dạy trẻ. Tránh tình trạng ba thì la mắng còn mẹ lại bênh vực, hay lúc con sai trái thì người chấp nhận, còn người phản đối.
Ba mẹ cần nhất quán, nghiêm túc trong cách dạy trẻ
Khủng hoảng tuổi lên 3 – Trẻ không chịu thực hiện yêu cầu của bố mẹ
Thay vì ra lệnh, bắt bé làm theo ý mình, ba mẹ hãy khéo léo cho bé quyền lựa chọn. Ví dụ như: “Con muốn uống 1 ly sữa hay nửa ly sữa”, “Con muốn mặc bộ quần áo màu xanh hay màu đỏ?”. Hãy trao quyền tự chọn cho bé, bé sẽ vui vẻ và hài lòng hơn.
Khi trẻ khóc lóc, ăn vạ
Khi không đạt được điều mong muốn, bé thường phản ứng lại bằng các hành động như ném đồ đạc, gào khóc, lăn ra ăn vạ, đập đầu… Thường thì ba mẹ càng dỗ dành thì bé càng ăn vạ, càng chú ý thì bé càng “làm tới”. Vì vậy, ba mẹ nên đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác. Nếu bé vẫn ngang ngược thì bố mẹ có thể “phớt lờ”. Dần dần trẻ sẽ nhận ra “ăn vạ” không có tác dụng và không khóc lóc, mè nheo nữa.
Trẻ đòi làm mọi việc
Khi lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu muốn tự làm mọi việc để chứng tỏ mình có thể làm được. Đây là cơ hội rất tốt để ba mẹ dạy con tự lập như: tự mặc quần áo, tự xúc ăn, tham gia phụ giúp việc nhà cho ba mẹ tùy theo khả năng của bé… Không phải đứa trẻ nào cũng ngay lập tức chấp nhận việc ba mẹ phân tích đúng sai. Vì vậy phụ huynh cho bé thêm thời gian để bé hiểu được đâu là việc không được phép làm.
Hãy kiên nhẫn chỉ ra cho con điều mình nên làm
Khủng hoảng tuổi lên 3 – Trẻ đòi mua đồ chơi
Trẻ ở độ tuổi lên 3 có xu hướng đòi mua những món đồ chơi mình thích. Nhưng nếu ba mẹ luôn đáp ứng thì trẻ sẽ nghĩ rằng cứ đòi là sẽ được. Nếu không trẻ sẽ “làm mình làm mẩy” cho đến khi được ba mẹ đáp ứng thì thôi. Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 này là có thái độ dứt khoát. Còn nếu đó là những món đồ hợp lý, ba mẹ nên khuyến khích con tích lũy điểm thưởng khi có hành vi tốt để đổi lấy món đồ. Điều đó vừa giúp bé bớt được nước lấn tới, lại biết trân trọng món quà có được.
Vô lễ với người lớn
Khi không hài lòng, bé dễ xảy ra những hành động vô lễ với người lớn như: cãi lại, nói tục, giơ tay cào, đánh người lớn. Đầu tiên, ba mẹ phải hết sức bình tĩnh, không nên đánh, quát lớn tiếng với bé; thay vào đó là nghiêm khắc yêu cầu trẻ dừng hành vi. Tiếp đến, ba mẹ có thể phạt bằng cách không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho nghe…
Ba mẹ hãy cùng con vượt qua những khủng hoảng tuổi lên 3
Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về những dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khắc phục. Ba mẹ hãy yêu thương và dạy con đúng cách, để trẻ có sự phát triển toàn diện nhất nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!