Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ngay từ khi mới sinh là một trong những điều tuyệt vời nhất mà các bà mẹ dành cho con mình. Nhưng sẽ khá khó khăn khi mẹ phải đi làm trở lại hoặc không thể cho con bú trực tiếp vì một vài lí do. Cách giải quyết cho điều này là trữ đông sữa mẹ. Khi đó, sữa mẹ vẫn được hút ra bình thường và trữ đông để dùng dần. Tuy vậy, thi thoảng các mẹ sẽ thấy sữa mẹ trữ đông có mùi khá gắt, tanh và khó chịu.
VÌ SAO SỮA MẸ TRỮ ĐÔNG LẠI CÓ MÙI LẠ?
Theo tờ Kellymom.com, nguyên nhân của hiện tượng sữa mẹ trữ đông có mùi lạ là do trong sữa mẹ có enzyme lipase. Khi mẹ hút sữa ra ngoài, enzyme lipase này có mặt trong quá trình tiêu hoá chất béo trong sữa mẹ. Sự thay đổi này khiến sữa mẹ trữ đông có mùi khó chịu như vậy.
Trên thực tế, loại enzyme này không hề có hại. Chúng khiến chất béo trong sữa mẹ được hoà tan với thành phần đạm có trong sữa. Enzyme này còn giúp trẻ dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hơn.
Tốt là vậy, nhưng chúng lại có phản ứng phụ là gây ra mùi trong sữa trữ đông.
Vậy có cách nào giải quyết được vấn đề này không?
Một bà mẹ cho con ăn sữa mẹ hoàn toàn ở Singapore – Rachel Lim, đã tìm hiểu và áp dụng phương pháp hâm nóng sữa mẹ trước khi trữ đông.
Bài viết dưới đây là chia sẻ chi tiết của cô Rachel bao gồm các bước làm và hình ảnh cụ thể.
Bước 1: Chuẩn bị
Hãy mua một chiếc ấm đun nước nhỏ đặc biệt dành cho việc hâm nóng sữa mẹ. Không nên dùng chung ấm này với các mục đích khác vì có thể sẽ làm sữa mẹ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra vòi của chiếc ấm này sẽ giúp đổ sữa ra bình dễ dàng hơn.
Khử trùng ấm đun nước bằng nước nóng trước khi đổ sữa vào. Thêm nữa, chuẩn bị sẵn chậu nước đá để làm nguội sữa lại sau khi hâm nóng.
Bước 2: Hâm nóng sữa
Đặt ấm sữa lên bếp và canh chừng cẩn thận vì sữa sẽ sôi rất nhanh.
Lập tức tắt bếp ngay khi xuất hiện bong bóng nhỏ trên bề mặt sữa. Đừng để sữa sôi. Chiếc nồi trong ảnh đựng 370ml sữa, và sẽ hâm nóng trong khoảng 3 phút là tốt nhất.
Bước 3: Làm nguội sữa
Đặt ấm sữa hâm nóng vào chậu đá để làm nguội.
Bước 4: Đong sữa trước khi bỏ vào túi trữ đông
Nên đong lại lượng sữa chính xác trước khi bỏ vào túi trữ đông vì đôi lúc con số ghi trên túi có thể không chính xác. Sau khi đong các mẹ sẽ thâys có khoảng 5-8ml sữa bị bốc hơi trong quá trình đun.
Bước 5: Sữa mẹ đã sẵn sàng để trữ đông rồi!
Tuy vậy, sữa sau khi hâm nóng giải quyết được vấn đề về mùi vị sau khi trữ đông. Nhưng có thể sẽ mất đi một vài chất dinh dưỡng. Nếu không gặp bất kì trở ngại gì, các mẹ vẫn nên cho con bú trực tiếp để tận hưởng tối đa nguồn sữa mẹ vừa sạch vừa thơm nhé.
The Asianparent xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chia sẻ vô cùng bổ ích của mẹ Rachel. Đóng góp này sẽ giúp ích cho rất nhiều mẹ muốn cho con ăn hoàn toàn sữa mẹ trong những năm đầu đời.
-Ele Luong-
Tổng hợp bài viết từ: The Asianparent Singapore
Nguồn tham khảo: Kelly.com
Các bài viết liên quan:
CHO CON BÚ – Những lợi ích tuyệt vời mẹ chưa biết
Kháng thể sữa mẹ Lactoferrin – làm tăng sức đề kháng cho trẻ
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!