Có lần, tác giả bài viết đã thực sự bắt được cả bàn chân của bé trong bụng mẹ khi bé cố đạp. Thực sự luôn! Cảm giác là lạ!
7 sự thật thú vị về những cú đạp của bé trong bụng mẹ
Thông thường, những cú đá, cú đạp sẽ gây sát thương ít nhiều cho con người. Nhưng có những đối tượng chỉ mong cảm nhận được cú đá đó.
Nghe hơi vô lý phải không? Bạn phải tự đặt mình vào vị trí của người mẹ mới hiểu được!
Những cú đá của bé trong bụng mẹ như một lời khẳng định rằng con khỏe mạnh, con đang phát triển và sẽ sớm xuất hiện. Đó cũng là một phép kết nối hoàn hảo, một tình cảm cực kỳ thiêng liêng.
Hãy cùng tìm hiểu về sự thú vị xoay quanh những cú đá của bé nhé.
Những cú đá thể hiện sự phát triển tốt từ bé
Bàn chân bé in hằn lên bụng mẹ
Những cú đá của em bé cho thấy, bé của bạn đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Bạn có thể hiểu rằng em bé hoạt động khi chúng xoay, ngã, lăn và đá bên trong bụng mẹ. Hơn nữa, một cảm giác vung vẩy hoặc rung có thể được trải nghiệm trong bụng khi em bé duỗi chân tay ra. Những chuyển động này trở nên khác biệt hơn đối với các giai đoạn sau của thai kỳ.
Bé có khả năng đáp trả lại các kích thích từ bên ngoài
Em bé đá để phản ứng lại thay đổi trong môi trường xung quanh. Bất kỳ kích thích bên ngoài nào như thức ăn bạn ăn hoặc những tiếng động khác nhau đều có thể khiến bé di chuyển hoặc đá.
Phản ứng với âm thanh: Trong tuần thứ 20, thai nhi bắt đầu nghe thấy âm thanh và dần dần bắt đầu có phản ứng với âm thanh khi quá trình mang thai diễn ra. Những cử động này cho thấy sự phát triển bình thường của em bé.
Phản ứng với thực phẩm: Thực phẩm mà mẹ ăn trong khi mang thai cho bé biết những hương vị khác nhau thông qua nước ối. Những hương vị này có thể làm cho bé di chuyển để tỏ ý thích hoặc không thích.
Bé đá nhiều hơn khi nằm nghiêng
Bé đạp nhiều là biểu hiện sức khỏe tốt
Bạn có thể cảm thấy nhiều cú đá hơn nếu bạn ngủ nằm nghiêng. Điều này là do việc cung cấp máu và dinh dưỡng cho bé đạt hiệu quả hơn khi nằm nghiêng về một bên, không cứ là trái hay phải. Do đó, cải thiện các cử động của bé.
Giáo sư Peter Stone – Khoa Khoa học Y tế & Sức khỏe – người đứng đầu một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, cho biết: “Khi mẹ ngủ nằm ngửa, em bé trở nên ít hoạt động hơn, giúp bảo tồn oxy. Chúng tôi thấy rằng các em bé chỉ ở trong trạng thái hoạt động khi người mẹ nằm lệch bên trái hoặc bên phải. Khi người mẹ thay đổi tư thế trong khi ngủ, em bé nhanh chóng thay đổi trạng thái hoạt động.”
Thời điểm đầu tiên cảm nhận cú đá của bé là sau chín tuần
Cảm giác rung trong bụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ là một dấu hiệu cho thấy các cử động của em bé. Những rung động đầu tiên bắt đầu vào khoảng tuần thứ bảy của thai kỳ. Thông thường, em bé bắt đầu đá sau chín tuần tuổi khi bắt đầu cử động chân tay. Những cú đá sớm có thể được phát hiện trong quá trình siêu âm. Sau 24 tuần tuổi, bạn có thể cảm thấy những cú đá và tiếng nấc của em bé khá thường xuyên.
Số lượng cú đá giảm đi có thể là biểu hiện bất thường
Nếu thấy bất an, hãy đi khám ngay
Khi bạn hoàn thành 28 tuần, bác sĩ khuyên bạn nên đếm số lần đá của em bé. Một em bé thường đá mười lần trong hai tiếng. Một hoạt động của thai nhi giảm có thể chỉ ra suy thai như:
- Mẹ căng thẳng quá độ hoặc có vấn đề dinh dưỡng: Trạng thái cảm xúc và thể chất của bạn tác động đến chuyển động của em bé. Tương tự như vậy, việc cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ có thể dẫn đến sự phát triển không tốt của não và hệ thần kinh, làm giảm hoạt động của thai nhi. Uống nhiều nước hoặc tiếp tục đi bộ nếu bạn không cảm thấy chuyển động của em bé.
- Nhau bong non: Điều này có thể hạn chế lưu lượng máu và oxy đến thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Vỡ ối sớm: Có thể dẫn đến giảm lượng nước ối và làm chậm chuyển động của thai nhi do căng thẳng hoặc không cung cấp đủ oxy.
- Thiếu oxy cho thai nhi: Tình trạng này phát sinh khi dây rốn bị xoắn hoặc biến dạng, cắt giảm việc cung cấp oxy cho em bé.
Không có gì phải lo lắng về việc giảm tần suất cú đá khi sắp sinh
Thông thường, em bé nghỉ ngơi trong bụng mẹ từ 20 đến 40 phút (đôi khi lên đến 90 phút) một lần. Tuy nhiên, khi chúng tăng kích thước, chuyển động và việc lăn của bé trở nên khó khăn trong giai đoạn sau của thai kỳ. Do đó, việc giảm số lần đá là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn có thể gặp phải những cú đá đau đớn dưới xương sườn và giật kéo dài trong vài phút.
Chuyển động của thai nhi cho thấy hành vi trong tương lai
Theo một nghiên cứu, hành vi vận động của em bé bên trong bụng mẹ có khả năng ảnh hưởng đến tính khí trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí duy nhất cho sự phát triển hành vi của trẻ. Mỗi em bé sinh ra là một điều tuyệt vời, một điều kỳ diệu. Hãy tận hưởng những giây phút làm mẹ nhé.
Theo Momjunction
Xem thêm:
Ăn gì để thai nhi thông minh, trí nhớ tốt 7 nhóm thực phẩm vàng cho não bộ của bé trong bụng mẹ
Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ vì lý do gì và liệu có ảnh hưởng đến bé?
Thai nhi 20 tuần – Bé yêu đã biết đấm đá trong bụng mẹ rồi đấy
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!