Mỗi năm một lần, Tết Đoan Ngọ là dịp để gia đình đoàn tụ với nhau bên mâm cơm. Ngoài ra, còn rất nhiều ích lợi của việc ăn rượu nếp mà có thể bạn chưa biết.
Tết Đoan Ngọ: Cùng nghĩ về ích lợi của việc ăn rượu nếp với trẻ em
Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ. Nếu không diệt trừ, chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể. Theo truyền thống, người xưa chọn ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm để giết sâu bọ.
Do đó, họ dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để “giết sâu bọ”. Người xưa còn cho rằng, ăn rượu nếp khi bụng đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng say đến chết.
Và đó là lý do, vì sao Tết Đoan Ngọ ra đời.
Tác dụng của rượu nếp
Tết Đoan Ngọ, rượu nếp là thứ không thể thiếu
Theo bác sĩ Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu.
Trong thành phần ngoài rượu, loại thức ăn này còn chứa nhiều đường glucose. Hàm lượng rượu tùy theo thời gian ủ.
Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng. Đặc biệt rượu nếp được làm từ nếp than có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin có tác dụng phòng chống bệnh lý ung thư.
Ngoài ra, lâu lâu ăn rượu nếp cũng thú vị đấy chứ nhỉ?
Nhưng đừng quá lạm dụng…
Rượu nếp khá ngon và đậm vị
Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được rượu nếp và ăn nhiều quá cũng phản tác dụng đấy nhé.
Bởi vì sao?
Đối với người già, thực phẩm này chứa đường hấp thu nhanh. Do đó, đối với những người có bệnh lý đái tháo đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với lượng đường trên máu.
Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều rượu nếp là không nên đối với những người có bệnh lý về dạ dày.
Cơm rượu chứa nhiều tinh bột và đường, rượu chứa nhiều calo, nên ăn quá nhiều vẫn sẽ gây tăng cân. Những người bị viêm gan, viêm dạ dày không nên ăn cơm rượu. Những người đang nổi mụn nhọt, bị dị ứng, chàm cũng hạn chế thực phẩm lên men vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Với trẻ nhỏ thì sao?
Đối với trẻ nhỏ, tượu nếp có hàm lượng etanol nhất định nên sẽ không phù hợp.
Mặc dù không thể phủ nhận ích lợi của việc ăn rượu nếp, song có thể chọn cho trẻ những loại rượu nếp ít rượu.
Hạn chế ăn nhiều mà chỉ nên cho trẻ ăn vừa phải, một bát bé là đủ.
Lưu ý khi ăn rượu nếp
Lưu ý khi ăn rượu nếp nhé!
Cơm rượu thực chất là một món ăn ngon, hấp dẫn nhưng cần ăn đúng để không gây hại cho sức khỏe.
– Chỉ nên ăn 1-2 viên. Rượu nếp được sử dụng phải là loại được lên men trong vòng 3-4 ngày, tránh để lâu, lên men quá mức vì ngoài men rượu còn có men tạp.
– Trong loại thực phẩm này còn có chất chua, lên men lastic tạo ra ra axit làm rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều.
– Nên ăn sau bữa ăn như một món tráng miệng, tránh ăn lúc đói vì không tốt cho dạ dày.
– Nên ăn cơm rượu nhà làm hoặc chỉ mua ở những cơ sở uy tín, có chất lượng.
Theo TienPhong
Xem thêm:
Hướng dẫn cách làm rượu nghệ gừng cho mẹ sau sinh sớm lấy lại làn da săn chắn, sáng hồng
Món ăn bổ dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu giúp mẹ an thai
Sinh mổ có được ăn thịt gà không? Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!