Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường là thắc mắc của không ít phụ nữ khi mang thai. Tăng hoặc hạ huyết áp bao nhiêu thì cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi?
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường?
Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu thường gặp nhiều vấn đề về huyết áp.
Huyết áp là áp lực máu cần thiết để tạo tác động lên thành động mạch để đưa máu đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do sức cản của động mạch và áp lực co bóp của tim.
Bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ, huyết áp của bà bầu sẽ có sự thay đổi. Huyết áp không ổn định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, mẹ nên kiểm soát tốt huyết áp để kịp thời xử lý.
Bà bầu có biết huyết áp bình thường sẽ ở mức bao nhiêu?
Đối với cơ thể khỏe mạnh bình thường, mức huyết áp tiêu chuẩn là từ 110/70 mmHg đến 120/80 mmHg. Với bà bầu, huyết áp lý tưởng sẽ ở mức khoảng dưới 140/90.
Thông số huyết áp như sau:
- 140/90 đến 149/99: huyết áp tăng nhẹ
- 150/100 đến 159/109: huyết áp tăng trung bình
- 160/110 hoặc cao hơn: huyết áp cao
- Dưới 140/90: huyết áp thấp
Vào những ngày đầu khi mang thai, huyết áp sẽ hơi cao. Sau đó, huyết áp giảm dần và thấp nhất vào giữa thai kỳ. Kế tiếp, khi cơ thể bà bầu đã ổn định, huyết áp sẽ tăng dần và ổn định suốt đến hết thai kỳ.
Huyết áp bà bầu bất thường có nguy hiểm không?
Cao huyết áp
Đây là tình trạng khi áp lực máu bơm qua động mạch quá cao. Trong mang thai, lưu lượng máu bơm tới các cơ quan có xu hướng tăng lên khiến mẹ bị cao huyết áp.
Huyết áp cao khiến nhau thai bị bong ở nơi nhau bám vào thành tử cung. Bà bầu sẽ chảy máu, oxy và máu không đủ cung cấp cho thai nhi. Hệ quả kéo theo là bé sẽ phát triển không ổn định. Hoặc bà bầu có thể bị tiền sản giật (bao gồm tăng huyết áp + protein niệu + phù) bất kỳ lúc nào.
Bị cao huyết áp, bà bầu còn có khả năng bị sinh non cao. Thai nhi có thể ở tình trạng thai chết lưu trong tử cung hay bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ. Và sau khi sinh, mẹ sẽ mắc chứng bệnh tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch về sau này.
Huyết áp thấp
Tình trạng này còn có tên là hạ huyết áp. Đây là tình trạng máu và oxy không kịp lên não và các cơ quan trong cơ thể. Bà bầu sẽ dễ bị ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Nếu kéo dài, thai nhi sẽ chậm phát triển vì không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.
Theo dõi huyết áp của bà bầu như thế nào là đúng?
Đo huyết áp định kỳ
Bà bầu nên thường xuyên theo dõi huyết áp của mình để kịp thời ứng biến khi tình huống xấu xảy ra.
Trong mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ dùng máy đo huyết áp để kiểm tra huyết áp. Thông thường, kết quả huyết áp sẽ đi kèm với nhịp tim. Đo huyết áp thường xuyên là cách để bác sĩ hình dung tổng quát về sức khỏe cho mẹ và bé. Nếu bà bầu có dấu hiệu tăng hoặc giảm huyết áp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý thích hợp nhất. Do đó, ngay cả khi đang khỏe mạnh, bà bầu cũng nên khám thai, đo huyết áp đầy đủ nhé!
Chế độ ăn uống lành mạnh để huyết áp bà bầu giữ ở mức bình thường
Bà bầu nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tuyệt đối không bỏ bữa sáng. Nếu được, bà bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Giảm lượng muối trong thức ăn khi bà bầu bị cao huyết áp và thêm chút muối cho bà bầu hạ huyết áp để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Đặc biệt, bà bầu bổ sung thêm nhiều sắt, những loại rau củ quả giàu xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Các loại đồ uống có caffein và thức uống có cồn, chất kích thích nên hạn chế tối đa.
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, lao động nặng hay leo thang bộ quá nhiều.
- Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên, hạn chế xúc động và stress.
- Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà
- Không ở một tư thế quá lâu. Có thể làm một vài động tác như vươn vai, hít thở sâu. Nhưng cũng không nên đột ngột đứng dậy hoặc di chuyển.
- Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, …
Không phải bà bầu nào cũng thay đổi lớn về huyết áp. Nếu có chế độ hợp lý, cơ thể của mẹ cũng sẽ có những thay đổi để thích nghi, mạch máu sẽ co giãn và đàn hồi tốt hơn. Theo dõi thường xuyên để biết huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường, mẹ nhé!
Xem thêm:
- Gợi ý thực đơn tiểu đường thai kỳ đúng chuẩn
- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi bà bầu bị phù chân
- Xoa dịu nỗi lo của mẹ vì đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!