Dị ứng phấn hoa ở bà bầu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Một số loài hoa gây dị ứng cho bà bầu, thậm chí còn dẫn đến nhiều biến chứng khiến thai nhi bị dị tật. Trong số này, có không ít những cái tên rất đỗi quen thuộc mẹ cần lưu ý:
- Hoa ly
- Tulip
- Hoa loa kèn
- Hoa cẩm tú cầu
- Khi có dấu hiệu dị ứng mẹ nên làm gì?
1. Hoa ly gây dị ứng phấn hoa ở bà bầu
Đây là một trong những loài hoa được chị em cắm phổ biến trong ngày Tết. Nhiều lẵng ly đẹp cũng được các đấng mày râu lựa chọn như món quà tinh thần nhân ngày Valentine dành cho một nửa của họ. Hoa ly có tính thẩm mỹ cao, dễ cắm và quen thuộc với phong tục, tập quán của người Việt.
Hoa ly dễ gây dị ứng cho mẹ bầu (Nguồn ảnh: vnexpress)
Tuy nhiên, mùi của hoa ly chứa thành phần kích thích thần kinh. Nếu cắm quá nhiều hoa ly cùng một lúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác bị mệt mỏi, đau nhức nửa đầu và giảm độ tập trung. Đáng lo ngại hơn, ngoài việc là loài hoa gây dị ứng cho bà bầu, hoa ly còn có thể khiến cho thai nhi sinh ra bị dị tật.
Mẹ có thể quan tâm:
Cảnh báo: Bà bầu có thể bị dị ứng hải sản trong thai kỳ trước đó không hề bị!
2. Hoa tulip
Mới du nhập vào Việt Nam, không ai nghĩ tulip cũng là một trong những loài hoa gây dị ứng cho bà bầu.
Trái ngược với vẻ đẹp lạ, sang trọng, trong không gian phòng kín, tulip có thể phát tán chất độc gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tăng huyết áp và nhịp tim. Tất cả những triệu chứng trên cực kỳ nguy hiểm với những phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với hoa tulip (Nguồn ảnh: unsplash)
Thêm nữa, nhụy hoa tulip nếu tiếp xúc sẽ gây rụng tóc trong thời gian dài. Và trong suốt thai kỳ, có lẽ tóc của các mẹ bầu đã rụng đủ rồi, phải không?
3. Hoa loa kèn
Phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, dễ trồng, dễ chăm sóc và cho kinh tế cao, hoa loa kèn được rất nhiều người nông dân lựa chọn. Một bó loa kèn trong ngày này cũng đủ đặc biệt để hâm nóng tình cảm của các cặp đôi, nhất là những cặp đôi đã không gần gũi từ lâu.
Tuy nhiên, một lưu ý khi tặng hoa loa kèn cho các mẹ bầu, đó là loài hoa này chứa chất lycorine ở lá và củ gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc đường ruột nếu ăn phải. Khi tiếp xúc trực tiếp, hoa loa kèn còn có thể gây ngứa, bỏng rát, thậm chí gây ra ảo giác.
Loa kèn là hoa có thể gây dị ứng (Nguồn ảnh: vnexpress)
Với những triệu chứng kinh khủng như trên, không khó hiểu vì sao hoa loa kèn lại bị xếp vào những loài hoa gây dị ứng phấn hoa ở bà bầu.
Mẹ có thể quan tâm:
Vì sao sản phụ bị dị ứng sau sinh mổ? Tình trạng này bao lâu thì hết?
4. Hoa cẩm tú cầu
Trong tác phẩm của Homer, Odysseus đã phải tự trói mình vào cột buồm để tránh bị những nàng chim tiên với sắc đẹp không thể cưỡng lại quyến rũ vào con đường chết. Thế mới thấy, phụ nữ càng đẹp thì càng nguy hiểm…
Hoa cẩm tú cầu cũng vậy, đẹp nhưng độc. Nếu vô tình ăn phải loài hoa này hoặc bị dính nhựa vào vết thương hở, chất độc sẽ ngấm vào cơ thể. Loài hoa gây dị ứng cho bà bầu này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm; nhẹ thì đau bụng; nặng thì hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu, thậm chí là tử vong.
Cẩm tú cầu có thể gây ra nhiều tình trạng nghiêm trọng (Nguồn ảnh: vnexpress)
Đừng trì hoãn khi có dấu hiệu bị dị ứng
Ngay khi có những biểu hiện của dị ứng khi tiếp xúc với các loài hoa kể trên, các mẹ bầu phải ngay lập tức nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè hoặc những người xung quanh:
- Làm thoáng không gian trong phòng nếu xảy ra hiện tượng dị ứng phấn hoa.
- Di chuyển đến một không gian khác yên tĩnh, kín gió và nhiệt độ vừa phải
- Tuyệt đối không tự mình xử lý vết thương, trúng độc, không bôi thuốc linh tinh kẻo khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Gọi xe cấp cứu nếu thai phụ có biểu hiện khó thở, hô hấp dồn dập hoặc tím tái.
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Mai, giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y dược TP HCM, dị ứng phấn hoa ở bà bầu không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng gây ảnh hưởng đến thai phụ, làm mẹ khó chịu, mệt mỏi, khó chịu. Triệu chứng dị ứng phấn hoa thông thường là nhẹ và có thể khỏi trong vài ngày. Nếu tình trạng nặng hơn, mẹ nên đi khám bác sĩ và không được tự ý sử dụng thuốc. Hầu hết các thuốc chống dị ứng là hóa chất kháng histamin, chống chỉ định hoặc thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú, do đó chị em tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà cần có ý kiến tư vấn của chuyên gia.
Dựa trên kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định có dùng thuốc hay không và loại thuốc nào để ít gây hại.
Theo theAsianparent Singapore
Nguồn tham khảo: Thuốc dị ứng cho người mang thai – Vnexpress
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!