Hình ảnh thóp sau của bé sơ sinh trông như thế nào? Khi nào thì thóp sau của con đóng kín?

Hình ảnh thóp sau của trẻ sơ sinh như thế nào là điều mà nhiều bố mẹ quan tâm. Ngoài hình ảnh thóp sau, việc phát hiện những bất thường ở thóp giúp gia đình sớm đưa con đến bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy đọc bài viết của chúng tôi để biết thêm thông tin về thóp của con nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh thóp sau của trẻ sơ sinh trông như thế nào? Thóp sau là khe hở hình tam giác, ở giữa xương chẩm và xương đỉnh. Trong khi đó, thóp trước là khe hở hình thoi, nằm giữa xương trán và xương đỉnh.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Thóp sau của bé sơ sinh nằm ở đâu?
  • Khi nào thóp sau của bé sơ sinh đóng kín?
  • Vai trò của thóp trước và thóp sau đối với bé sơ sinh
  • Các bất thường ở thóp của bé sơ sinh

Thóp sau của bé sơ sinh nằm ở đâu?

Khi sờ trên đầu bé mới sinh trong vài tháng tuổi, bạn sẽ thấy ở vùng mỏ ác có chỗ mềm, phập phồng nhẹ, được gọi là thóp. Thóp chính là chỗ xương chưa che kín hộp sọ, hay còn được biết đến với tên gọi "cửa đỉnh đầu", vì nó nằm ở xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết.

Bạn có thể chưa biết:

Hình dáng đầu của bé sơ sinh như thế nào là bình thường? Khi nào cần lưu ý về vùng đầu của con?

Thóp trẻ sơ sinh không phập phồng có nguy hiểm không? Mẹ cần chú ý điều gì khi chăm sóc con?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thóp của bé sơ sinh có 2 phần là thóp trước và thóp sau. Thóp trước là khe hở hình thoi, nằm giữa xương trán và xương đỉnh. Trong khi đó, thóp sau là khe hở hình tam giác, ở giữa xương chẩm và xương đỉnh. Thông thường, thóp có bề mặt phẳng và phập phồng theo nhịp đập của tim trẻ. Vì vậy, khi dùng tay sờ lên thóp, bạn sẽ có cảm giác mềm và rỗng ở phía dưới.

Hình ảnh thóp sau của trẻ sơ sinh

Khi nào thóp sau của bé sơ sinh đóng kín?

Sau một thời gian nhất định, bạn sẽ không sờ thấy cả thóp sau và thóp trước. Thời gian đóng thóp của bé sinh non và sinh đủ tháng là tương tự nhau, ngoại trừ trẻ sinh thiếu tháng. Khi mới sinh ra, thóp sau của bé đã gần khép lại hoặc rất nhỏ. Thóp sau đóng rất sớm, thường khép kín chậm nhất khi con được 4 tháng. Trong khi đó, thóp trước thường xuyên thay đổi và thời gian đóng thóp khoảng 14 tháng tuổi.

Khi con mới sinh, kích thước bình thường của thóp trước là 2,5 x 2,5 cm. Sau khi sinh từ 2-3 tháng, kích thước của chóp sẽ tăng lên theo kích thước chu vi đầu của trẻ. Từ thời điểm trẻ được 1 tuổi cho đến 1 tuổi rưỡi (18 tháng tuổi), thóp trước sẽ đóng lại do xương đã phát triển lấp kín.

Vai trò của thóp trước và thóp sau đối với bé sơ sinh

Các thóp cùng với đường nối đàn hồi giữa xương hộp sọ có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là bảo vệ não bộ của bé trước áp suất bên ngoài khi con được sinh ra. Trong lúc sinh thường, đầu của con sẽ bị ép chặt khi được lấy ra từ người mẹ. Nhờ có thóp hoặc các khoảng hở đàn hồi sẽ giúp bé không bị đau. Nếu không có chúng, trẻ có thể bị chảy máu trong não, vùng mắt và màng xương.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, thóp còn có công dụng như một cái đệm khi bé ngã và bảo vệ con khỏi chấn thương não. Đặc biệt khi con được vài tháng tuổi và bắt đầu tập lật, tập bò hay tập đứng. Lúc này, con rất dễ bị ngã và chấn thương ở đầu nên thóp sẽ giúp bé sơ sinh tránh, hạn chế được những tổn thương trong quá trình vận động hàng ngày.

Thóp giúp bảo vệ não của bé sơ sinh khỏi chấn thương

Các bất thường ở thóp của bé sơ sinh

  • Thóp phồng: Là tình trạng thóp căng hơn bình thường khi sờ lên, thậm chí là phồng lên. Để phát hiện sự bất thường này, bạn nên quan sát lúc con nằm ngủ yên để dễ phân biệt. Hiện tượng thóp phồng cho thấy con đã gặp tình trạng tăng áp lực nội sọ. Nếu con bị thóp phồng, gia đình nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay, vì có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết não, viêm não, não úng tủy, u não,...
  • Thóp lõm: Khi sờ tay lên đầu con, bạn thấy thóp lõm hơn bình thường. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể trẻ mất nước và thường đến từ các nguyên nhân như: suy dinh dưỡng, sốt, nôn trớ, tiêu chảy. Tuy nhiên, để phân biệt chính xác thóp lõm hay không, bạn đã sờ và biết thóp bình thường trước đó là như thế nào.

Bạn có thể chưa biết:

Những triệu chứng lạ của trẻ sơ sinh và cách điều trị

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hộp sọ trẻ sơ sinh bị "bóp méo" như thế nào trong khi sinh? Hình ảnh 3D đáng kinh ngạc được tiết lộ

  • Thóp không đóng khi đến thời điểm cần đóng: Thậm chí, thóp còn mở rộng càng nhiều khi bé dần lớn thêm. Nguyên nhân có thể là do tình trạng xương chậm phát triển (chậm cốt hóa). Điều này đến từ tình trạng trẻ bị còi xương, chức năng tuyến giáp kém hoặc não phát triển bất thường.
  • Thóp đóng kín quá sớm: có thể là do não hoặc xương đầu của trẻ cốt hóa quá sớm. Tình trạng này gây cản trở quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ. Nguyên nhân có thể là do người mẹ chụp X-quang thường xuyên khi mang thai, khiếm khuyết bẩm sinh, bé bị viêm não hoặc đại não ngừng phát triển.
  • Thóp đóng muộn: Là hiện tượng báo hiệu suy dinh dưỡng, còi xương hoặc não to bất thường ở trẻ.

Thóp đóng kín quá sớm có thể là do khiếm khuyết bẩm sinh, bé bị viêm não hoặc đại não ngừng phát triển

Qua bài viết trên, bạn đã thấy được hình ảnh thóp sau của trẻ sơ sinh và biết được vai trò của hai thóp đối với con rồi đúng không nào? Thông thường, thóp là khu vực mà gia đình ít quan tâm vì nghĩ nó sẽ đóng lại sớm trước khi con 1 tuổi. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì bất kỳ tình trạng khác lạ nào cũng có thể là dấu hiệu báo con đang bị bệnh. Nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời, con sẽ hồi phục nhanh và phát triển bình thường như bạn bè đồng trang lứa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le