Sinh con ra trong vất vả, khó nhọc ba mẹ luôn muốn con được những gì tốt nhất. Thế nhưng trẻ sau khi sinh ra, không còn được bụng mẹ bảo vệ sẽ dễ bị bệnh. Ngoài những bệnh thông thường còn kèm theo rất nhiều triệu chứng lạ của trẻ sơ sinh.
Dưới đây là một số triệu chứng lạ của trẻ sơ sinh và cách điều trị. Ba mẹ hãy tham khảo và thực hiện nhé!
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nấc cụt là do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm đóng đột ngột. Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân như:
- Em bé bú quá no: Trẻ nuốt nhiều không khí nhất là sau bú bình. Vì khi bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày sẽ khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
- Trào ngược dạ dày: Khi xuất hiện nấc có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.
- Nhiệt độ thay đổi: Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc.
Nấc cụt là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi.
Những cách giúp bé giảm nấc cụt hiệu quả
- Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé: Bạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút. Sau đó bạn thả tay và khép ha cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp ngừng cơn nấc.
- Khóc: Khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành.
- Vỗ lưng: Bé có thể nằm hoặc được bế dựa người. Mẹ dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng trẻ. Cách này giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài.
Đa số nấc ở trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì. Chỉ khi trẻ nấc nhiều kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy. Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
Mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn trắng
Trẻ mới sinh thường bị ra ghèn nhiều ở mắt. Đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường ở trẻ sơ sinh, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng.
Cách điều trị
- Mẹ cần chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào dung dịch nước muối ấm pha loãng. Sau đó lau nhẹ nhàng mắt bé. Tránh lau mạnh, lau sâu gây tổn thương mắt trẻ sơ sinh.
- Mỗi ngày, mẹ thực hiện quy trình này khoảng 2-3 lần. Hoặc bất cứ khi nào thấy mắt trẻ sơ sinh bị ghèn nhiều. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu mẹ phát hiện ghèn mắt ngày càng nghiêm trọng thì nên đưa bé đi bác sĩ. Để bé được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn li ti
Mụn li ti ở trẻ sơ sinh còn gọi là ban hạt kê. Ban hạt kê là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Chúng có thể tự biến mất sau vài tuần nếu được da mặt bé được vệ sinh đúng cách.
Mụn li ti ở bé thường sẽ tự biến mất sau 3 -4 tuần mà không cần phải điều trị gì.
Nguyên nhân dẫn đến nổi mụn li ti vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên có thể do:
- Trẻ sơ sinh nhận được hormone từ mẹ thông qua sữa mẹ. Hormone này kích thích tuyến dầu phát triển mạnh hơn. Làm tăng tiết bã nhờn nhiều hơn, gây tắc lỗ chân lông.
- Lỗ chân lông của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Vậy nên các tế bào da, bụi bẩn và bã nhờn dễ dàng ẩn nấp và cư trú ở đó hơn
Một vài lưu ý
Mụn li ti ở bé thường sẽ tự biến mất sau 3 -4 tuần mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần lưu ý những điểm sau để giữ vệ sinh da bé thật sạch. Những lưu ý để mụn li ti biến mất:
- Khâu tắm rửa, vệ sinh da mặt cho bé mỗi ngày là quan trọng nhất. Nên cho trẻ tắm với nước sạch hoặc sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh.
- Tránh tắm các loại lá theo dân gian, bởi nó có thể gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Giữ da mặt bé khô thoáng, nếu bé ra mồ hôi thì dùng khăn vải bông nhẹ nhàng lau đi.
- Luôn rửa tay mình sạch sẽ khi chạm vào mặt em bé.
- Không chà xát, bóp hoặc nặn mụn.
- Tránh thoa kem dưỡng da hoặc dầu lên da mặt bé…
Trẻ sơ sinh bị phồng rộp môi
Phồng rộp môi là hiện tượng mà hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng gặp phải. Mẹ đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường không gây nguy hại gì cho bé.
Nguyên nhân phồng rộp môi là do bé dùng môi và lợi mút chặt đầu ti mẹ quá mạnh. Dẫn đến lớp biểu bì ở môi bị cọ xát, phồng rộp lên hoặc có nốt sần, vảy trắng.
Đối với trẻ bị rộp môi, mẹ nên cho bé bú đúng cách. Nghĩa là không chỉ mút đầu ti mẹ mà phải ngậm cả bầu vú để mút sữa. Mẹ lưu ý cho bé há to miệng rồi mới cho bú, như vậy bé sẽ ngậm cả bầu vú. Tuy nhiên, nếu thấy môi của bé có dấu hiệu bị tấy đỏ, loét thì phải đưa bé đi khám. Để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời, tránh tình trạng bé khó chịu, bỏ bú, quấy khóc…
Trên đây là những triệu chứng lạ ở trẻ sơ sinh và cách điều trị bạn hãy tham khảo. Quan trọng hơn hết là bạn phải bình tĩnh trước những triệu chứng lạ của trẻ sơ sinh. Chúc các bạn có hành trình nuôi con thật thú vị.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!