theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ nên đọc: Dấu hiệu bé sắp biết lật và những lưu ý cần thiết khi bé tập lật

Mất 7 phút để đọc
•••
Mẹ nên đọc: Dấu hiệu bé sắp biết lật và những lưu ý cần thiết khi bé tập lậtMẹ nên đọc: Dấu hiệu bé sắp biết lật và những lưu ý cần thiết khi bé tập lật

Trẻ biết lật là một trong những mốc phát triển quan trọng của bé và ba mẹ nào cũng mong mỏi, hào hứng khi bé đến giai đoạn này. Lật giúp bé tăng sự vận động tự lập, hỗ trợ quá trình bé học bò, ngồi, đứng về sau.

Do đó, ba mẹ cần để ý nhận biết các dấu hiệu bé sắp biết lật để kích thích bé tập lật nhanh chóng.

dau-hieu-be-sap-biet-lat

Bé mấy tháng tuổi thì biết lật?

Mỗi đứa trẻ đều có mức phát triển khác nhau, tức là có thể trẻ sẽ biết lật sớm hoặc muộn hơn thời điểm trung bình. Nhưng theo các chuyên gia thì thường độ tuổi trung bình để bé tập lật đó là khoảng 3 – 4 tháng tuổi.

Vì lúc này bé đã khá cứng cáp, các cơ xương phát triển khỏe mạnh nên hoàn toàn sẵn sàng cho kỹ năng quan trọng này.

Khi bé đủ cứng cáp để kiểm soát cử động của đầu, cổ và có thể ngồi mà không cần nhiều sự hỗ trợ của ba mẹ, có nghĩa là đã đến lúc bé có thể lật. Ban đầu, bé có thể lật từ tư thế nằm sấp thành tư thế nằm ngửa.

Sau một thời gian, khoảng 5-6 tháng tuổi, khi các kĩ năng và xương phát triển hơn, bé sẽ có thể lật ngược trở lại. Các mẹ nên chú ý hoạt động của con để nhận ra thời điểm trẻ sẵn sàng học lật.

Mẹ không cần lo lắng nếu vượt quá mốc 4 tháng này con vẫn chưa biết lật. Khi đến tháng thứ 8 mà bé vẫn chưa lật người được kèm theo các dấu hiệu bất thường khác về phát triển thể chất như không cố gắng vận động, mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ.

Tuy nhiên nếu bé đã phát triển kỹ năng khác ở độ khó cao hơn như bò thì có khả năng bé đã bỏ qua giai đoạn này và mẹ không cần lo lắng.

Dấu hiệu bé sắp biết lật

Thông thường, các bé từ 3-4 tháng tuổi sẽ có những dấu hiệu chuẩn bị cho cột mốc biết lật sắp tới của mình. Có 4 dấu hiệu bé sắp biết lật rõ ràng nhất mà ba mẹ nên chú ý để biết rằng bé yêu đã sẵn sàng cho mốc phát triển quan trọng này.

dau-hieu-be-sap-biet-lat

Dấu hiệu 1

Khi mẹ đặt bé nằm sấp thì bé có thể tự nhấc đầu dậy, đồng thời có thể chống tay để nâng đỡ phần đầu và ngực hướng lên trên. Điều này cho thấy cơ ngực và cơ lưng của bé đã cứng cáp và có khả năng chịu lực.

Dấu hiệu 2

Khi bé bị thu hút bởi đồ vật ở gần mình, bé sẽ có xu hướng dịch chuyển lại gần. Bé sẽ giơ tay ra và tìm cách cử động người về hướng đồ vật. Lúc này nếu đang nằm sấp bé sẽ có động tác như đang bơi.

Dấu hiệu 3

Khi đặt trẻ nằm ngửa trở lại, ba mẹ sẽ thấy bé đưa 2 chân lên phía trên hoặc thường xuyên nhấc bàn chân lên đung đưa qua lại và cố gắng dùng tay để kéo lấy chân của mình.

Dấu hiệu 4

Trẻ bắt đầu thích tư thế nằm nghiêng, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy trong não trẻ đã hình thành ý thức về việc tập lật.

Khi thấy tất cả những dấu hiệu trên, ba mẹ hãy hỗ trợ bé tập lật vì đây là bước rất quan trọng giúp bé phát triển tốt hơn.

Ba mẹ nên làm gì để giúp bé tập lật

Khi nhận ra các dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu tập lật thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau để kích thích trẻ:

  • Mẹ có thể khuyến khích bé tập lật thông qua trò chơi. Sau khi bé đã biết lật và vươn tay về phía đồ vật mình muốn, mẹ có thể đặt đồ chơi ở cách xa bé một chút để bé có ý thức phải lăn lại gần với đồ chơi. Đây là cách hữu hiệu để giúp bé lẫy thành thạo và biết trườn nhanh hơn.
  • Khi trẻ bắt đầu tập lật, các mẹ không nên cho con tập trong thời gian dài. Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 20 phút cho bé tập lật, chia nhỏ thành nhiều lần tập trong ngày và mỗi lần chỉ nên cho bé tập khoảng 3 – 5 phút.
  • Mẹ cũng có thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con.
  • Các động tác massage nhẹ nhàng cũng giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, thúc đẩy quá trình vận động cũng như tạo cho bé cảm giác thư giãn sau khi “tập luyện”.

dau-hieu-be-sap-biet-lat

Những lưu ý khi trẻ tập lật

Trẻ nhỏ luôn luôn có hứng thú với những kỹ năng mới mà mình có được. Tuy nhiên lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể gặp phải. Một vài lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi dấu hiệu bé sắp biết lật  và chuẩn bị tập lật cho con:

  • Khi tập lật, mẹ nên để bé nằm trên sàn nhà có không gian rộng rãi, thoải mái và không có bất cứ vật nào gây nguy hiểm cho bé.
  • Không nên để bé tập lật trên giường cao, tránh trường hợp người lớn không để ý khiến con ngã.
  • Không nên cho bé tập lật khi vừa ăn no xong vì việc này có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé.
  • Hơn thế nữa, khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu không thoải mái hoặc đang mệt mỏi, quấy khóc mẹ cũng không nên cho bé tập lật. Vì lúc đó bé sẽ phản kháng lại việc tập và không tỏ ra hợp tác với mẹ.
  • Nếu em bé sinh non thì có nhiều khả năng sẽ biết lật muộn hơn bình thường. Do đó mẹ nên chuẩn bị trước tránh tâm lý lo lắng nếu bé nhà mình lật muộn.

Dù tập lật là một dấu mốc quan trọng, song mẹ không nên quá sốt ruột lo lắng hay ép bé phải biết lật nhanh. Thực tế, bé yêu có chậm biết lật một chút cũng không sao, miễn bé phát triển khỏe mạnh là được.

Hãy luôn dành nhiều thời gian chơi cùng bé, khuyến khích bé vận động và đây cũng là cách giúp bé nhanh biết lật hơn. Và một khi con biết lật, mẹ hãy thật chú ý để con luôn được an toàn nhất nhé.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật và những điều ba mẹ cần chú ý
  • Trẻ 18 tháng biết làm gì?
  • Các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Vy Le

  • Home
  • /
  • Em bé 0 - 1 tuổi
  • /
  • Mẹ nên đọc: Dấu hiệu bé sắp biết lật và những lưu ý cần thiết khi bé tập lật
Chia sẻ:
•••
  • Mấy tháng bé biết lật, có cách nào giúp bé nhanh biết lật không?

    Mấy tháng bé biết lật, có cách nào giúp bé nhanh biết lật không?

  • Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

    Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

  • Nhầm lẫn tai hại về việc quan hệ lúc vừa hết kinh nguyệt nhất định không có thai

    Nhầm lẫn tai hại về việc quan hệ lúc vừa hết kinh nguyệt nhất định không có thai

  • Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

    Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

app info
get app banner
  • Mấy tháng bé biết lật, có cách nào giúp bé nhanh biết lật không?

    Mấy tháng bé biết lật, có cách nào giúp bé nhanh biết lật không?

  • Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

    Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

  • Nhầm lẫn tai hại về việc quan hệ lúc vừa hết kinh nguyệt nhất định không có thai

    Nhầm lẫn tai hại về việc quan hệ lúc vừa hết kinh nguyệt nhất định không có thai

  • Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

    Sinh mổ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Hướng dẫn cộng đồng
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app