Trẻ sơ sinh không thấy thóp là một trong những thắc mắc của nhiều phụ huynh khi có con đầu lòng. Tuy chỉ là một bộ phận nhỏ trên cơ thể nhưng các phụ huynh cần hết sức lưu tâm. Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu thóp của trẻ sơ sinh có cần được bảo vệ không? Những bất thường mà phụ huynh cần biết.
Thóp ở trẻ sơ sinh là gì?
Ngay sau khi sinh, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng mà những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Trong quá trình sinh nở thóp giúp xương sọ được mềm dẻo.
Thực tế, trẻ sơ sinh có thóp trước và thóp sau. Thông thường chỉ thấy được thóp trước của trẻ. Phần thóp trước có hình thoi là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau thì lại có hình tam giác là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.
Khi chạm vào thóp, phụ huynh sẽ thấy vùng này mềm mại, không cứng như các vùng xương sọ xung quanh. Có thể quan sát được thóp của trẻ phập phồng mỗi khi trẻ thở hay khóc lớn.
Trẻ sơ sinh không thấy thóp và những lưu ý bạn cần biết
- Thóp trẻ sơ sinh đóng lại quá sớm có thể là não hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Bác sĩ cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh hoặc khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X-quang gây nên. Cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển gây nên. Do thóp và xương khép lại quá sớm hạn chế sự phát triển của đại não, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.
- Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não, khiến cho đầu bé bị dị tật do thu hẹp chỏm đầu.
- Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy cơ cao là mất nước cấp tính. Biểu hiện phổ biến là tiêu chảy trong thời gian dài, sốt cao, ra mồ hôi nhiều. Ngoài ra, thóp bị lõm cũng có thể do bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, sút cân vì không hấp thụ canxi và vitamin đầy đủ.
- Thóp trẻ sơ sinh phập phồng có thể gặp ở trẻ có thóp quá rộng. Nếu thóp quá rộng, đầu quá to là bệnh lý. Thóp phập phồng không đáng lo nhưng nên đi khám bác sĩ vì có thể trẻ nhà bạn bị quá rộng so với tuổi.
- Thóp trẻ sơ sinh bị phồng lên là do có sự di chuyển của máu qua vùng thóp. Tuy nhiên nếu bé kèm theo triệu chứng khóc, sốt, nôn mửa và co giật thì mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Đó cũng có thể là biểu hiện cảu bệnh viêm não, viêm màng não hay một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến não của trẻ.
Cách chăm sóc và bảo vệ thóp của bé
Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh đúng cách là điều mà không phải mẹ nào cũng biết. Thóp có những thay đổi bất thường, mẹ có thể bảo vệ và chăm sóc theo những cách sau:
- Dùng mũ che thóp để bảo vệ đầu cũng như giữ ấm cho trẻ trong vài ngày đầu mới sinh. Đặc biệt là sau khi tắm xong da đầu cần được lau khô ngay và giữ ấm băng mũ. Nếu không trẻ có thể mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh.
- Không phải lúc nào cũng cần đội mũ cho trẻ. Luôn đội mũ cho trẻ có thể gây nóng bức cho trẻ vào mùa hè. Mẹ chỉ nên đội mũ cho trẻ khi mới tắm xong hay những nơi có gió.
- Cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D mỗi ngày vào buổi sáng. Không nên tắm nắng sau 9 giờ sáng vì có nhiều tia cực tím, có hại cho trẻ.
- Khi thóp lõm sâu, mẹ có thể hiểu là bé bị mất nước. Lúc này mẹ cần cho con bú đủ sữa để bù đắp lượng nước đã mất.
- Không để vật nhọn chạm vào thóp của trẻ, va đập phần đầu.
Trẻ sơ sinh không thấy thóp hay các vấn đề liên quan đã được giải đáp qua bài viết trên. Mong rằng các ba mẹ đã hiểu thêm về thóp của trẻ và cách chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, nếu còn thêm thắc mắc khác các ba mẹ đừng ngần ngại hỏi bác sĩ. Qua đó tìm được cách chăm trẻ sơ sinh được tốt hơn nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!