Hệ thống giáo dục của Đức:
Lời giới thiệu
Là quốc gia lớn nhất ở châu Âu, Cộng hòa Liên bang Đức, trước những sự kiện gần đây như cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu, khủng hoảng nợ khu vực châu Âu, và ngay cả Brexit, đang là tâm điểm của mọi sự chú ý. Tất cả những diễn biến trên có thể sẽ làm chậm lại (nếu không đảo ngược) quá trình hội nhập châu Âu – một mối quan tâm lớn với Đức, đặc biệt khi đất nước này là đầu tàu của phát triển và hội nhập của châu Âu
Việc tuổi thọ trung bình toàn dân đang tăng cao của Đức – một quốc gia với dân số 82.1 triệu người – cũng là một mối lo ngại khác. Trong năm 2015, Đức là nước có dân số già hóa thứ nhì thế giới chỉ sau Nhật Bản, với 28% dân số trên 60 tuổi. Cơ quan Thống kê Liên bang Đức ước tính dân số nước nay sẽ giảm xuống còn 67.6 triệu tới 78.6 triệu người vào năm 2060.
Với những thách thức trên, thật không quá ngạc nhiên khi chính phủ Đức đã lấy việc quốc tế hóa giáo dục bậc Đại học làm mục tiêu chiến lược. Quốc tế hóa mang lại nhiều ích lợi, từ việc mang đến những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nghiên cứu và giáo dục đến nâng cao danh tiếng toàn cầu của những tổ chức giáo dục Đức. Quá trình này cũng mang đến nhiều lợi ích kinh tế khác bằng cách giảm tải việc thiếu hụt nguồn lao động tay nghề chuyên môn tại Đức cũng như thúc đẩy nhập cư tại nước này.
Xem trang tiếp theo để tìm hiểu về hệ thống giáo dục tiên tiến ở Đức…
Sự linh động của học sinh quốc tế
Những yếu tố như miễn học phí và danh tiếng về môi trường giáo dục đầy chất lượng, đặc biệt là trong ngành kỹ sư và khoa học tự nhiên, đã giúp nước Đức dần trở thành một điểm đến lý tưởng cho những học sinh đang tìm kiếm cơ hội du học. Theo UNESCO, trong năm 2013 nước Đức thu hút 5% lượng sinh viên quốc tế và là điểm đến lý tưởng thứ 5 cho du học sinh, sau Mỹ, Anh, Úc và Pháp. Hiện nay, lượng sinh viên quốc tế tại Đức đang dần tăng cao, và nước này cũng đang có lượng sinh viên đi du học tăng đáng kể.
Du học tại Đức
Trong khoảng từ năm 2013 đến 2015, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại các tổ chúc giáo dục tại Đức tăng từ 282,201 đến 321,569, tăng gần 14%.
Chính phủ Đức đang tìm cách tăng số lượng sinh viên quốc tế lên tổng số 350,000 vào năm 2020. Một bản tuyên bố lập trường chung, được phát hành bởi chính phủ liên bang và địa phương vào năm 2013, kêu gọi một “kế hoạch quốc tế hóa” các trường đại học, nâng cao việc hội nhập của học sinh quốc tế, và tăng ngân sách cho những hiệp định đối tác xuyên quốc gia và quảng bá quốc tế. Văn bản này cũng kêu gọi việc mở rộng những chương trình dạy học bằng tiếng Anh tại các trường đại học Đức. Những đề xuất này xuất phát từ việc bắt buộc học bằng tiếng Đức tại các trường tạo nên một rào cản lớn cho học sinh quốc tế.
Số lượng những chương trình đào tạo thạc sĩ được giảng dạy bằng tiếng Anh trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, và hiện đang chiếm 10% trong tổng số các chương trình đào tạo. Trong khi đó, các chương trình đào tạo cử nhân vẫn chủ yếu được dạy bằng tiếng Đức.
Chính phủ Đức cũng đã thi hành những chính sách nhập cư ủng hộ việc quốc tế hóa đào tạo đại học. Trong năm 2012, việc thi hành chính sách “thẻ xanh” châu Âu là một bước ngoặt lớn, vì nó cho phép những người ngoại quốc có bằng cấp từ các trường đại học Đức một cơ hội để ở lại Đức lâu dài và được tham gia vào thị trường lao động của hầu hết các thành viên EU.
Xem trang tiếp theo để tìm hiểu về hệ thống giáo dục tiên tiến ở Đức…
Sơ lược về bộ máy Giáo dục của Đức
Chính phủ liên bang của Đức cho phép 16 bang thành viên rất nhiều quyền tự quyết trong những chính sách giáo dục. Bộ Giáo dục Liên bang tại Berlin có vai trò cấp vốn, giúp đỡ tài chính, và quản lý việc giáo dục dạy nghề và các yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp. Còn lại hầu hết các khía cạnh khác của giáo dục đều thuộc về thẩm quyền của từng bang, còn gọi là “Bundesländer”.
Luật liên bang, hay “Hochschulrahmengesetz”, cung cấp một khung sườn chung về mặt pháp luật cho giáo dục đại học. Một cơ quan điều phối, còn gọi là “Ủy ban Thường trực Bộ Giáo dục và Văn hóa”, có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa chính sách của các bang. Luật lệ được đặt ra thường đồng nhất ở các bang, nhưng vẫn có thể có nhiều khác biệt lớn trong những mảng chính. Ví dụ như trong những năm gần đây, thời gian của giáo dục trung học khác nhau nhiều giữa các bang. Và sự khác biệt chính trị giữa các bang cũng dẫn đến khác biệt về học phí, điển hình là việc ở một số bang, học sinh phải trả €1,000 (USD $1,100) học phí mỗi năm, trong khi học sinh ở các bang khác lại được đi học miễn phí.
Giáo dục Tiểu học
Giáo dục bắt buộc tại Đức bắt đầu từ năm 6 tuổi, và ở đa số các bang, kéo dài 9 năm. Giáo dục tiểu học là bậc duy nhất trong hệ thống giáo dục Đức mà tất cả học sinh đều học chung một loại trường. Từ năm lớp 1 đến lớp 4 (hoặc lớp 6 ở một vài bang), hầu hết tất cả học sinh Đức đều học tại “Grundschule” (trường tiểu học), nơi mà các em đều học chung những môn học cơ bản. Hết tiểu học, các em học sinh sẽ bắt đầu học cấp 2 tại các loại trường khác nhau.
Học sinh được chia vào từng trường dựa trên năng lực học tập. Quá trình này còn được gọi là “chia tuyến” hoặc “sắp xếp theo năng lực”. Cách mà học sinh được chia tuyến khác nhau ở từng bang. Phụ huynh ở đa số các bang có thể chọn cách gửi con em mình đến các trường cấp 2 theo dạng giáo dục đào tạo dạy nghề, hoặc gửi các em đến các trường dự bị đại học. Ở một số bang, việc tiến cử một số trường đại học nhất định có thể ảnh hưởng tới việc chia tuyến. Ở một số bang khác, các em học sinh được chia tuyến dựa trên điểm trung bình. Việc chia tuyến lại vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn theo dõi thành tích học tập trong các lớp 5 và 6.
Quá trình chia tuyến này không còn cứng nhắc như trước kia, và học sinh ở các tuyến giáo dục dạy nghề có thể chuyển sang tuyến dự bị đại học trong những giai đoạn sau. Một số bang còn mở những trường tích hợp, tức là những trường cấp 2 có dạy cả học sinh của cả hai tuyến. Tuy nhiên, việc lựa chọn trường nào để theo học vẫn là một nhân tố quan trọng trong việc học tập của đa số học sinh.
Giáo dục Trung học
Hệ thống giáo dục trung học bao gồm nhiều chương trình tại cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Những chương trình này nhấn mạnh về giáo dục dạy nghề hoặc giáo dục đại học, tùy theo tuyến.
Giáo dục trung học cơ sở – Tuyến giáo dục dạy nghề
Giáo dục trung học cơ sở theo tuyến giáo dục dạy nghề bao gồm giáo dục cơ bản và chuẩn bị cho học sinh tiến vào các chương trình giáo dục dạy nghề cấp trung học phổ thông. Hai loại trường phổ biến nhất trong tuyến này là “Hauptschule” (trường cơ bản), và loại trường thịnh hành hơn là “Realschule” (trường thực hành).
- Chương trình Hauptschule (trường cơ bản) thường kết thúc sau lớp 9 và tổng kết bằng giải thưởng “Zeugnis des Hauptschulabschlusses” (giấy chứng nhận hoàn thành trường cơ bản).
- Những chương trình có tại bậc Realschule (trường thực hành) thường khó hơn và kéo dài đến lớp 10. Học sinh tốt nghiệp với bằng “Zeugnis des Realschulabschlusses” (giấy chứng nhận hoàn thành trường thực hành), hoặc còn được gọi là “MittlereReife”.
Giáo dục trung học phổ thông – Giáo dục dạy nghề “Hệ kép”
Nước Đức có rất nhiều chương trình giáo dục dạy nghề khác nhau tại bậc trung học phổ thông. Một nhóm nhỏ những chương trình này giống với những chương trình trong tuyến giáo dục tổng quát ở chỗ là học sinh được nhận hướng dẫn trong lớp học toàn thời gian.
Dạng giáo dục dạy nghề bậc trung học phổ biến nhất lại rất nặng về huấn luyện thực tế. Hơn 50% học sinh giáo dục dạy nghề Đức học trong những hệ thống giáo dục dựa vào công việc thực tế. Đây còn được gọi là “Chương trình Kép”, một chương trình kêt hợp lý thuyết trên lớp học với huấn luyện thực tế ngoài đời trong môi trường làm việc thật sự. Chương trình này được xem là một hình mẫu lý tưởng cho các quốc gia đang tìm giải pháp cho tỉ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là ở trong giới trẻ. Trong những lúc tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ tăng cao ở những nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Đức là nước có tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi thấp thứ nhì, chỉ sau Nhật Bản – một thành tích của “Chương trình Kép”. Học sinh theo học “Chương trình Kép” được nhận vào sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở. Hệ thống này được miêu tả như một chương trình “bánh mì kẹp thịt” khi mà học sinh tham dự trường dạy nghề bán thời gian, trong một vài tuần liên tiếp hoặc một vài ngày trong tuần. Học sinh sẽ dùng số thời gian còn lại tại nơi làm việc. Những công ty tham dự vào chương trình này bắt buộc phải huấn luyện học sinh theo luật lệ của cả nước, và phải trả lương (thấp) cho các em. Các chương trình này kéo dài từ 2 tới 3 năm rưỡi, và kết thúc với buổi kiểm tra cuối kì, và được chấm thi bởi các cơ quan có thẳm quyền trong lĩnh vực đó, thường là những hiệp hội nghề nghiệp trong khu vực như Phòng Thương mại và Công nghiệp và Phòng Thủ Công nghiệp.
Đa số các trường dạy nghề còn cung cấp cho học sinh một con đường tiến lên thẳng giáo dục đại học thông qua các khóa học kép. Những học sinh đi theo tuyến này sẽ nhận được bằng “Zeugnis der Fachhochschschulreife” (giấy chứng nhận hoàn thành trường đại học khoa học ứng dụng), một giấy phép cho phép các em nộp vào một nhóm các trường đại học, hay còn gọi là các trường đại học khoa học ứng dụng, cũng như các trường đại học khác ở một số nhỏ các bang. Phần lý thuyết của chương trình này được hoàn thành sau 12 năm.
Giáo dục trung học phổ thông – Giáo dục dự bị đại học
Khi người Đức nhắc đến dự bị đại học, họ thường nghĩ đến “Abitur”, kì thi cuối khóa của bậc trung học phổ thông – một kì thi tối quan trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến con đường học vấn của đa số học sinh. Chương trình này chủ yếu có tại một dạng trường cụ thể gọi là “Gymnasium” (trường khoa học). Các em học sinh thường bắt đầu học tại trường này ngay sau khi tốt nghiệp tiểu học. Các chương trình bao gồm giai đoạn trung học cơ sở (tới lớp 10) và giai đoạn trung học phổ thông từ 2 đến 3 năm. Như vậy, trung học cơ sở và phổ thông chiếm tổng cộng 12 đến 13 năm.
Các môn học trong chương trình Gymnasium thường được thiết kế để đảm bảo việc các em sẽ sẵn sàng cho bậc giáo dục đại học dựa trên các lớp học bắt buộc ở các môn chính bao gồm: ngôn ngữ, ngữ văn và nghệ thuật, khoa học xã hội, toán học, và khoa học tự nhiên. Những chương trình này bao gồm các kì thi viết và nói đầy thử thách, và được quản lý bởi Bộ Giáo dục của từng bang, và đa số các bang đều thống nhất một nội dung tiêu chuẩn để đảm bảo một kì thi chung cho toàn bộ học sinh.
Sau khi hoàn thành kì thi, học sinh sẽ nhận được “Zeugnis der allgemeinen Hochschulreife” (giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học tổng quát), một chứng chỉ giúp cho học sinh có quyền lợi pháp luật được tham gia học tại một trường đại học. Bởi vì việc học ở Đức là miễn phí, chuyện này làm cho Đức nghe có vẻ như một thiên đường cho việc học thuật. Nhưng trong thực tế, việc được nhận vào các trường đại học rất khó nhằn. Điểm thi Abitur sẽ quyết định liệu học sinh có được nhận một cách nhanh chóng vào các chương trình danh tiếng mà chỉ nhận một số lượng học sinh nhất định. Theo Quỹ Tài trợ Tuyển sinh Đại học Đức, thời gian chờ đợi tuyển sinh vào các chương trình Y học, vào năm 2015, là 7 năm đối với học sinh có điểm thấp.
Giáo dục Đại học
Trong những năm gần đây, lượng học sinh tham dự đại học đã tăng vọt tại Đức nhìn chung, và cụ thể hơn là tăng trưởng trong lượng học sinh tại các trường tư nhân. Cục Thống kê Đức báo cáo rằng số lượng học sinh mới theo học (ngoại trừ học sinh quốc tế) trong học kì đầu tiên của các chương trình bằng cấp tăng hơn 34% trong thập kỉ vừa qua, từ 290,307 trong năm 2005 đến 391,107 trong năm 2015. Theo những số liệu cung cấp từ Hội đồng Khoa học Đức, tổng số học sinh tham dự các trường đại học Đức trong mùa thu năm 2016 là 2,718,984.
Cung vốn và quản lý
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Đức đầu tư 1.2% trong tổng sản phẩm nội địa của mình vào giáo dục đại học vào năm 2013. Với sự hiện diện mạnh mẽ của các trường công của Đức trong mảng giáo dục đại học, thật không quá ngạc nhiên khi hơn 85% vốn đến từ các nguồn thu công. Hội nghị Hiệu trưởng Đức báo cáo tổng số tiền chính phủ đã chi cho giáo dục đại học trong năm 2010 là €23.3 tỉ (USD $25.6 tỉ), hay 85.4% số vốn được cung cấp bởi chính quyền địa phương tại các bang.
Những thay đổi trong cấu trúc cung vốn đã được tranh luận trong một thời gian. Trong năm 2016 OECD đã lên tiếng, kêu gọi rằng mô hình của Đức là không bền vững, nhưng giải pháp, đặc biệt là những giải pháp tập trung về những mô hình cung vốn dựa trên học phí, là rất khó để tìm ra. Việc 7 bang áp dụng việc tăng cao học phí trong những năm 2000 trở thành một trong những chủ để gây tranh cãi nhất trong giới chính sách giáo dục đại học Đức gần đây. Mặc dù khoản thu thêm “Uni-Maut” được áp dụng bởi các trường đại học công là rất bé so với tiêu chuẩn quốc tế, các phản ứng mạnh mẽ từ giới chính khách đã nhanh chóng loại bỏ tất cả các loại phí trong năm 2014. Các trường đại học tư, mặt khác, lại tiếp tục thu học phí cao hơn mức trung bình €500 (USD $550) mà các trường công đang thu trong mỗi học kì. Trong mảng giáo dục tư, một bằng cử nhân có thể lên đến €30,000 (USD $32,982) là chuyện không lạ. Chẳng hạn như Jacobs University ở Bremen hiện đang thu học phí đến €11,500 (USD $12,643) một học kì.
Vì 16 bang của Đức đều có thẩm quyền về mặt pháp lý đối với hệ thống giáo dục đai học, vai trò của chính phủ liên bang trong việc cấp vốn cho giáo dục đại học là rất hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cả chính phủ liên bang lẫn các bang đều tìm cách mở rộng vai trò của chính phủ liên bang trong trường hợp “tối quan trọng ở mức siêu địa phương”. Một ví dụ cho việc tăng cường khả năng can thiệp tài chính từ chính phủ liên bang chính là chương trình “Khởi xướng Vượt trội”, một chương trình mà Berlin dùng để cung cấp €4.6 tỉ (USD $5.06 tỉ) cho các cơ sở giáo dục từ năm 2005 tới 2017 để tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu của các trường đại học Đức. Nguồn vốn đã được dùng để xậy dựng các trường cao học mới và tạo nên một cụm những trường đại học, các ngành công nghiệp và cơ sở nghiên cứu.
Trong năm 2012, 11 trường đại học đã được chọn để nhận nguồn vốn vì những ý tưởng đột phá trong việc đẩy mạnh nghiên cứu. Một số những tổ chức giáo dục được biết đến như là một trong những trường đại học tốt nhất châu Âu. Bảy trong số đó nằm trong số chín trường đại học của Đức được xướng tên trong bảng xếp hạng 100 trường đại học tốt nhất thế giới của Times Higher Education. Nhìn chung, vị trí của nước Đưc trong bảng xếp hạng này đã thăng tiến đáng kể trong những năm gần đây. Chẳng hạn như trong năm 2016/2017, chín trường đại học nằm trong top 100, trong khi chỉ 6 trường được nằm trong bảng xếp hạng vào năm trước đó.
Nguồn: wenr.wes.org/2016/11/education-in-germany
Tên gọi ở nhà siêu đáng yêu cho bé trai sinh năm 2020 (Canh Tý)
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!