Gluten free là gì? Có nên cho bé dùng thực phẩm không chứa gluten không?

Gluten free là gì? Đối tượng nào nên áp dụng chế độ ăn gluten free? Các thực phẩm nào không chứa gluten mà bạn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày? Đọc bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gluten free là gì? Gluten free là chế độ ăn không chứa gluten, một loại protein có trong lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Chế độ ăn này được dùng cho những người bị mắc bệnh celiac, dị ứng lúa mì và mất sự điều hòa gluten. Nếu bé bình thường và không có triệu chứng liên quan đến bệnh gluten, bạn không nên cho trẻ ăn chế độ không gluten. Vì nó khiến cơ thể bị thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng, sụt giảm lượng calo cần thiết và làm con gặp khó khăn khi ăn uống ở trường học.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Gluten free là gì?
  • Có nên cho bé ăn các thực phẩm không chứa gluten?
  • Đối tượng nên áp dụng chế độ dinh dưỡng không gluten
  • Những lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng không gluten

Gluten free là gì?

Gluten free là chế độ ăn không chứa gluten, một loại protein có trong lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Chế độ ăn này được dùng cho những người bị mắc bệnh celiac để ngăn tình trạng viêm ruột nghiêm trọng xảy ra. Ngoài ra, một số người bị viêm ít hơn thì gọi là nhạy cảm với gluten và sẽ cảm thấy thoải mái nếu chế độ ăn hàng ngày không chứa gluten.

Gluten free là chế độ ăn không chứa gluten, một loại protein có trong lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen.

Bạn có thể chưa biết:

5 phút hiểu ngay vitamin F là gì và có tác động như thế nào đến cơ thể

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để nhanh hết: Giải đáp từ bác sĩ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nên cho bé ăn các thực phẩm không chứa gluten?

Nếu con có thể trạng bình thường và không dị ứng với gluten, bạn không nên cắt bỏ gluten trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một chế độ không có gluten sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:

  • Thiếu các dưỡng chất quan trọng: Các loại ngũ cốc nguyên hạt có gluten thường chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ như: vitamin B, selen, magie và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, chúng còn giàu các chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả.
  • Nguy cơ thiếu calo cao: Trong những năm tháng đầu đời, trẻ cần một lượng calo cao để phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn cắt giảm các thực phẩm chứa gluten ra khỏi chế độ ăn uống thì nguy cơ thiếu calo ở trẻ tăng.
  • Gặp khó khăn trong ăn uống: Gluten là chất có nhiều trong các loại thực phẩm. Nếu bạn cho trẻ kiêng ăn gluten thì bé sẽ gặp khó khăn khi ăn uống tại trường.

Do đó, trước khi cắt bỏ các loại thực phẩm chứa gluten ra khỏi chế độ ăn của bé, bạn nên trao đổi ý kiến với bác sĩ về lý do bạn muốn làm điều này. Bởi chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ở hiện tại mà còn cả trong tương lai. Hãy chắc chắn rằng bạn đang lựa chọn những nguồn dưỡng chất tốt trong bữa ăn hàng ngày, giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Đối tượng nên áp dụng chế độ dinh dưỡng không gluten

  • Người bị bệnh celiac (bệnh không dung nạp gluten): Đây là hiện tượng gluten kích hoạt các hoạt động của hệ miễn dịch, gây tổn thương đến niêm mạc ruột non. Về lâu dài, quá trình gây tổn thương này sẽ ngăn sự hấp thu các dưỡng chất từ thực phẩm. Do đó, bệnh celiac còn được hiểu là bệnh gây rối loạn tự miễn dịch.
  • Người bị mất đi sự điều hòa gluten: Đây là một rối loạn tự miễn dịch, gây tác động đến một số mô thần kinh nhất định, dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự kiểm soát cơ và tự chuyển động của cơ bắp.
  • Người bị dị ứng lúa mì: Giống như dị ứng các thực phẩm khác, hệ miễn dịch trong cơ thể nhầm lẫn gluten hoặc các loại protein khác chứa trong lúa mì là tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc vi-rút. Do đó, hệ miễn dịch sẽ tạo ra một kháng thể để chống lại với các protein. Đồng thời, kháng thể này sẽ thúc đẩy phản ứng của hệ miễn dịch, dẫn đến khó thở, tắc nghẽn và một số triệu chứng khác.

Vì vậy, chế độ ăn không gluten được chứng minh là có lợi cho sức khỏe đối với người bị dị ứng lúa mì, mắc bệnh celiac và mất đi sự điều hòa gluten. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu cho thấy lợi ích của chế độ ăn này với những người không có dấu hiệu, triệu chứng bệnh với gluten.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh celiac là bệnh không dung nạp gluten

Bạn có thể chưa biết:

Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên chú trọng những chất dinh dưỡng nào?

Những lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng không gluten

Các thực phẩm được phép ăn

  • Một số loại thực phẩm vừa lành mạnh vừa không chứa gluten mà bạn có thể sử dụng là: quả, đậu và các loại hạt.
  • Các loại thực phẩm chưa qua chế biến như: trứng, cá, thịt nạc, các loại gia cầm và các sản phẩm sữa ít béo.
  • Các loại tinh bột hoặc bột mịn, ngũ cốc có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như: bột ngô, bột dong, bột gạo, bột đậu nành, bột khoai tây, bột đậu, miến, đậu nành, bột sắn.

Các thực phẩm không được phép ăn

Bạn tuyệt đối không được dùng các loại thực phẩm và đồ uống được làm từ lúa mạch đen, lúa mạch, lúa mì, triticale (lai giữa lúa mạch đen và lúa mì) và yến mạch.

Người bị các bệnh liên quan đến gluten không được dùng yến mạch trong bữa ăn hàng ngày

Lời kết

Qua bài viết trên, bạn đã biết thêm các thông tin liên quan đến gluten free rồi đấy! Chế độ ăn không gluten chỉ nên áp dụng với những người bị dị ứng lúa mì hoặc bệnh celiac. Nếu cơ thể không có bất kỳ triệu chứng bệnh của liên quan đến gluten, bạn nên ăn các loại thực phẩm chứa gluten như: lúa mì, mạch đen, ngũ cốc,... Các loại thực phẩm này chính là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và chống đột quỵ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn: Vinmec, alobacsi

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le