Giãn ruột ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với táo bón. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ không đi ngoài nhiều ngày nhưng phân vẫn mềm và ăn ngủ tốt.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Câu hỏi: Giai đoạn giãn ruột bắt đầu vào thời điểm nào? Làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu giãn ruột? Ba mẹ cần chú ý chăm sóc con như thế nào trong giai đoạn này? Có phải thay đổi lượng sữa cho con bú / lịch bú… hay không?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:
Hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường. Theo cách gọi thông thường đây là hiện tượng giãn ruột hay giãn ruột sinh lý.
Hiện tượng giãn ruột sinh lý thường xảy ra với bé sau 2 tháng chào đời, tuy nhiên thời gian xảy ra ở một số trẻ là khác nhau, có thể chênh lệch lên 2,5 – 3 tháng tùy từng bé.
Dấu hiệu sớm để nhận biết hiện tượng giãn ruột là dù thời gian lâu không đi ngoài nhưng phân bé vẫn mềm, đều màu và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Tóm lại đây là một hiện sinh lý bình thường và không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho trẻ vậy nên ba mẹ cứ yên tâm tiếp tục chăm sóc trẻ như bình thường. Tuy nhiên, cần phải theo dõi kĩ bé để phân biệt với các trường hợp táo bón bệnh lý ( màu sắc phân, tính chất phân…) nhằm xử trí kịp thời và đảm bảo an toàn cho bé.
Sự phát triển của hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh – Những kiến thức mẹ cần biết
Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em rất phức tạp và chi tiết, đòi hỏi cha mẹ phải tìm hiểu kỹ để biết được những phản ứng tiêu hóa xảy ra với trẻ trong thời gian những năm đầu đời.
Trong đó, đặc biệt là thực quản, đường ruột và dạ dày sẽ phát triển dần theo từng tháng tuổi. Chính vì lý do này mà trẻ mới có hiện tượng giãn ruột. Cụ thể, quá trình phát triển đó diễn ra như sau:
Phát triển của thực quản trẻ sơ sinh
Hình dáng của thực quản ở trẻ sơ sinh thường là hình chóp hoặc hình trụ với vách rất mỏng, cơ chun và những cấu trúc đàn hồi chưa phát triển hoàn toàn. Một số kích thước của thực quản theo độ tuổi của trẻ em như sau:
- Trẻ em nhỏ hơn 2 tháng tuổi: đường kính thực ống thực quản khoảng 0.9cm
- Với trẻ em 2 – 6 tháng tuổi: đường kính ống thực quản khoảng 0.9 – 1.2cm
- Trẻ em 9 – 18 tháng tuổi: đường kính ống thực quản khoảng 1.2 – 1.5cm
Quá trình phát triển dạ dày của trẻ sơ sinh
Về vị trí thì dạ dày trong hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường nằm ngang và ở vị trí khá cao, cho đến khi trẻ bắt đầu biết đi thì dạ dày sẽ chuyển sang vị trí dọc.
Về hình dáng bên ngoài thì lúc mới sinh, dạ dày trẻ sẽ có hình tròn, sau đó sẽ dài ra khi trẻ được tuổi và có hình dạng tương tự như dạ dày người lớn khi trẻ bước sang độ tuổi 7 – 11 tuổi.
Ruột của bé trong năm đầu đời
Đường ruột và thực quản ở trẻ dài hơn ở người lớn, độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể. Ruột phát triển rất nhanh, nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu. Chức năng ruột cũng tiêu hóa, hấp thụ và vận động nhưng kém hơn người lớn.
Hiện tượng giãn ruột của trẻ sơ sinh bắt đầu từ khi nào?
Hiện tượng giãn ruột sinh lý (là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường), xảy ra với bé sau 2 tháng chào đời.
Tuy nhiên thời gian xảy ra ở một số trẻ là khác nhau, có những bé xuất hiện sớm ngay khi bắt đầu bước sang tháng thứ 2 và có thể chênh lệch lên 2,5 – 3 tháng tùy từng bé.
Thông thường giai đoạn đoạn sinh lý của các bé sẽ kéo dài trong 2-3 tháng liên tục kể từ khi xuất hiện hiện tượng giãn ruột sinh lý này.
Và vì đây là quá trình mà trẻ sơ sinh nào cũng sẽ phải trải qua nên các mẹ không cần quá lo lắng!
Mẹ nên làm gì với giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh
Trong thời gian bé bắt đầu có hiện tượng giãn ruột, số lần đi ngoài của trẻ sẽ ít đi trông thấy. Điều này khiến nhiều mẹ không yên tâm và thậm chí có thể bị nhầm lẫn với tình trạng táo bón.
Lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa là mẹ nên:
Kiểm tra chính xác các dấu hiệu xem bé bị táo bón hay giãn ruột
Khi trẻ bị táo bón, thường chỉ xảy ra khi bé bú hoàn toàn sữa công thức hoặc bắt đầu thời kỳ ăn dặm. Lúc này mẹ sẽ thấy phân bé khô cứng, kết thành cục đổi màu nâu đen hoặc xanh. Bé sẽ khó đi ị hơn và thường đau rát hậu môn.
Trong khi đó, trẻ sơ sinh giãn ruột có thể 7-10 ngày thậm chí 13-15 ngày không đi ị (trẻ ăn sữa bột công thức có thể kéo dài 3-5 ngày không ị).
Tuy nhiên dù lâu không đi ngoài nhưng phân bé vẫn mềm, đều màu và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Bé vẫn ăn ngủ tốt và mọi sinh hoạt của bé không có dấu hiệu bất thường hoặc khó khăn nào.
Giúp bé dễ đi ngoài hơn
Với bé bú mẹ, các mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của mẹ để cải thiện chất lượng sữa (nguồn dinh dưỡng chính của bé) bằng cách:
- tăng cường chất xơ từ rau củ quả
- uống nhiều nước, tránh các đồ ăn nóng, rượu bia…
Với bé bú sữa công thức, mẹ nên chọn sữa ngoài có hàm lượng chất xơ hoà tan giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột, bổ sung lợi khuẩn giúp giảm táo bón.
Cuối cùng, mẹ hãy cho bé tắm nước ấm và mát xa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!