Có rất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra khi trẻ tự do vui chơi. Hãy cùng tham khảo cách người cha giải cứu em bé bị kẹt đầu vào song sắt và những lưu ý giữ an toàn cho bé khi đi chơi ở công viên nhé.
Cách dạy trẻ giữ an toàn khi đi chơi ở công viên
Kiểm tra nhiệt độ của các vật dụng ngoài sân (bề mặt cầu trượt, xích đu,…) trước khi chơi
Nếu khu vui chơi đó không có nhiều bóng mát, bề mặt của các đồ chơi có thể hấp thụ tia nắng mặt trời, nhất là bề mặt cầu trượt bằng nhựa, sắt. Hãy kiểm tra nhiệt độ bề mặt các vật dụng trước khi cho trẻ chơi và kiểm tra thường xuyên để kịp thời biết nhiệt độ ngoài trời có tăng lên hay không.
Chơi trò phù hợp với lứa tuổi
Hầu hết công viên cho trẻ em có nhiều trò chơi cho nhiều lứa tuổi và có các trò chơi rất đa dạng. Hướng dẫn trẻ chơi các trò phù hợp với độ tuổi của mình để tránh gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra, chú ý xem con thích chơi gì, luôn nhắc nhở con về sự an toàn và những nguy hiểm có thể gặp phải để phòng tránh.
Tránh những sân chơi có bề mặt cứng (bê tông)
Khi tham gia các trò chơi ngoài trời, trẻ sẽ không tránh khỏi vấp ngã. Những công viên hay sân chơi an toàn cho trẻ hay sử dụng gỗ, sỏi nhỏ, thảm cao su hoặc các chất liệu khác để làm giảm ma sát khi ngã. Bởi thế, bố mẹ nên tránh cho trẻ vui chơi ở những nơi có bề mặt cứng dễ gây thương tích cho trẻ như sân chơi bê tông.
Buộc dây giày cẩn thận và tóm gọn những quần áo rộng rãi
Trước khi cho trẻ tham gia các trò chơi ngoài trời, dạy con hãy đảm bảo dây giày của bé được buộc chặt chẽ, áo khoác ngoài được cởi bỏ và những thứ dễ vướng mắc trên người trẻ được cất bớt hoặc buộc gọn gàng.
Để ý những con ong, tổ ong
Nếu bạn nhìn thấy một con ong hay ong bay vào khu vui chơi, có thể có một tổ ong ở đâu đó, sẽ rất nguy hiểm cho trẻ vì việc chạy đi chạy lại của trẻ có thể khiến đàn ong cảm thấy bị “làm phiền” và tấn công trẻ ngay lập tức.
Cha mẹ cần chú ý những gì khi cho trẻ đi chơi ngoài trời?
Luôn luôn giữ trẻ trong “tầm mắt” và “tầm tai”
Bất kể trẻ ở độ tuổi nào, người lớn nên có mặt trong khi trẻ em chơi ở công viên để quan sát các mối nguy hiểm hoặc kịp thời xử lý khi trẻ bị thương.
Cung cấp đủ nước cho trẻ
Trong những ngày nắng nóng, vận động ngoài trời sẽ khiến trẻ nhanh khát nước. Tốt nhất là hãy chuẩn bị một chai nước sẵn từ nhà hoặc mua nước mang theo để đảm bảo các con không bị mất nước khi vui chơi trong những ngày nóng. Mất nước sẽ gây mất sức, mệt mỏi thậm chí là nguy hiểm, do đó hãy chú ý điều này.
Sử dụng kem chống nắng
Ngay cả khi sân chơi có bóng mát, hãy chắc chắn rằng bạn đã bôi kem chống nắng cho con trước khi ra đường (hãy chọn các loại kem an toàn cho da bé). Đừng quên cặp kính mát để bảo vệ đôi mắt cho con.
Hạn chế chơi trong giờ cao điểm
Từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều là khi các tia tử ngoại gây hại ở mức cao nhất, nhiệt độ nóng nhất. Đây cũng là thời điểm dễ khiến trẻ bị mất nước và cháy nắng. Tránh cho trẻ vận động quá nhiều trong khoảng thời gian đó.
Video giải cứu em bé bị kẹt vào chấn song bằng “chiêu” cực kỳ bất ngờ
Các bé trai trong độ tuổi 5-6 thường là những cậu bé luôn chân, luôn tay. Trẻ thích thử nghiệm và khám phá để học hỏi. Nhưng đôi khi điều này có thể dẫn đến những tai nạn nguy hiểm khó lường khiến không ít cha mẹ cảm thấy bất an.
Cậu bé trong video clip mà The Asianparent Việt Nam sẽ giới thiệu dưới đây với bạn đọc cũng vậy. Đây là câu chuyện về bé trai Joey. Cha mẹ bé hoàn toàn không thể hiểu nổi con mình đã chơi trò gì mà rốt cục đầu bé lại bị mắc kẹt vào chấn song trước hiên nhà. Cha bé đã thử mọi cách để giải cứu em bé bị kẹt lúc này.
Nhưng cuối cùng Joey cũng tự mình thoát ra được mà không bị trầy xước chút nào. Chúng ta hãy cùng xem cậu bé đã thông minh xử lý vấn đề như thế nào nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=1IVEXOz7pBU
Theo The Asianparent Thái Lan
Các bài viết liên quan:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!