Gắn bó với con là điều mà ba mẹ luôn mong muốn. Nó là sự thể hiện những cung bậc cảm xúc thiêng liêng nhất của tình thân.
Tình thân là sợi dây tình cảm tuyệt vời nhất của con người. Và con cái chính là món quà quý giá nhất của ba mẹ.
Nuôi dưỡng cảm xúc, xây dựng sự gắn bó với con chính là giá trị yêu thương quan trọng nhất. Tuy nhiên, những điều ba mẹ làm đã thực sự đúng hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Bí mật về sự gắn bó
Sự gắn bó là quá trình diễn ra trong khoảng 6 tháng đầu đời ở trẻ. Trẻ bắt đầu hình thành một thứ tình cảm đặc biệt với người mình tin tưởng và yêu thương. Baby nhận thức được rằng đó là người mà mình luôn cảm thấy an toàn khi ở bên.
Người ấy sẽ thấu hiểu và làm thỏa mãn mọi nhu cầu về mặt tình cảm và sinh lí của mình. Người ấy là ai được nhỉ? Đương nhiên không ai khác đó chính là người mẹ. Mẹ cho trẻ bú, ôm ấp vỗ về khi trẻ khóc, mỉm cười và làm trò khiến trẻ vui vẻ.
Mẹ còn là người làm thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ. Chính vì thế mẹ là người đầu tiên mà bé xuất hiện thứ tình cảm đặc biệt này.
Mẹ cho trẻ bú, ôm ấp vỗ về khi trẻ khóc, mỉm cười và làm trò khiến trẻ vui vẻ
Sự gắn bó an toàn không chỉ đơn thuần là tình yêu thương. Nó còn là mối dây liên kết sự tin tưởng của tình mẫu tử. Đó cũng là lí do tại sao bé thường gắn bó với mẹ nhiều hơn với ba hay người khác.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, sự gắn bó với con đầu tiên xuất phát từ ba.
Tại sao sự gắn bó quan trọng với trẻ sơ sinh?
Theo các nhà khoa học, nó là tình cảm cội nguồn để hình thành nên bản ngã của mỗi người. Khi trẻ sơ sinh ra đời, trẻ chưa biết làm gì, mắt cũng chưa nhìn rõ và phải dựa dẫm hoàn toàn vào người mẹ.
Điều này khiến trẻ hình thành nên sự gắn bó an toàn như bản năng giúp trẻ sinh tồn. Sự gắn bó an toàn này xuất hiện khi đứa trẻ cảm thấy bất an. Và những hành vi bảo vệ của mẹ sẽ khiến trẻ giải tỏa được những bất an này.
Nếu muốn được chú ý thỏa mãn mong muốn thì bé thường là la, khóc, cười… với ba mẹ. Bé sẽ luôn đưa mắt nhìn theo dáng mẹ, khi mẹ gọi sẽ quay mặt về phía ấy.
Khi lớn lên, trẻ sẽ bò về phía mẹ, sà vào lòng mẹ khi cảm thấy không an toàn.
Sự gắn bó an toàn này xuất hiện khi đứa trẻ cảm thấy bất an
Còn đối với người mẹ, điều quan trọng nhất là đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của con. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái.
Thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả! Khi sợi dây tình cảm bền chặt thì đứa trẻ lớn lên mới có tâm lý vững chắc và tự tin.
Tiến trình phát triển tâm lý với sự gắn bó của trẻ
Giai đoạn 3 tháng đầu đời
Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh phản ứng với mọi thứ xung quanh bằng phản xạ nguyên thủy. Bé sẽ nắm chặt lấy khi có cái gì đó cho vào lòng bàn tay.
Hay khi bé thấy ti mẹ đưa đến miệng là mở ra ngậm và rất hay mỉm cười. Những phản xạ này có mục đích thu hút sự chú ý và quan tâm từ người chăm sóc mình.
Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi
Trên 3 tháng tuổi, trẻ chỉ hướng sự chú ý, quan tâm đến người đặc biệt gắn bó với mình. Đó là lí do khi trẻ nín khóc khi được mẹ hay người thân dỗ dành.
Giai đoạn từ 6 tháng đến 2,3 tuổi
Sau 6 tháng, hành vi gắn bó an toàn của trẻ được thể hiện rõ nét nhất. Đó là thời điểm bé phân biệt người lạ hay người quen và có phản ứng hoàn toàn khác nhau.
Ở giai đoạn này đôi khi khóc còn là hành vi của bé muốn mẹ chú ý tới mình. Ba mẹ cần tạo sự gắn bó với con bằng cách thường xuyên bên cạnh và trò chuyện với con.
Sau 6 tháng, hành vi gắn bó an toàn của trẻ được thể hiện rõ nét nhất
Giai đoạn sau 3 tuổi
Nếu không có vấn đề gì về sự gắn bó an toàn thì sau 3 tuổi trẻ bắt đầu biết thấu hiểu. Bé sẽ đọc được những cảm xúc của ba mẹ.
Khi ba mẹ đã tạo được sự gắn bó với con, dù có đi làm gì thì bé vẫn tin tưởng là ba mẹ sẽ về bên cạnh mình.
Ba mẹ cần làm gì để tạo nên sự gắn bó với con cái?
- Ba mẹ cần thường xuyên trò chuyện với con cái. Điều này nên làm từ khi trẻ là thai nhi, trò chuyện giúp ba mẹ gần gũi và thấu hiểu con hơn.
- Quan sát ánh mắt trẻ đang hướng đi đâu để hồi đáp nhanh chóng.
- Hãy ở bên con mỗi khi có thể.
- Hãy dành cho bé những cái ôm ấm áp.
- Cố gắng hoàn thành công việc ở công ty, để khi về nhà có thể chơi với con.
- Nên thường nấu ăn cho con, việc này giúp bé vui vẻ và thỏa mãn rất nhiều.
- Biết cách chơi với con, cùng con chơi các trò tư duy. Đồng thời dạy con những điều hay lẽ phải.
Tóm lại, muốn tạo được sự gắn bó với con thì ba mẹ cần phải cố gắng rất nhiều. Mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc nuôi dạy con khôn ngoan.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!