Đã là phụ nữ thì nhu cầu làm đẹp bao giờ cũng là điều cần thiết, dù đó là những cô nàng còn độc thân hay mẹ bầu đang mang thai. Tuy vậy, hóa chất và bầu bí luôn là thứ không thể song hành với nhau. Vậy những loại thuốc ép tóc mỗi khi mẹ bầu muốn đi duỗi tóc để làm mới mình liệu có bị xếp vào nhóm “độc hại cho thai nhi” này?
Thuốc ép tóc có ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?
Khi bắt đầu mang thai cũng là lúc cơ thể của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Sự gia tăng của các loại nội tiết như Estrogen và Progesterone khiến cho hệ miễn dịch của những người mang thai không còn khỏe mạnh như trước. Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao, cùng một loại kem dưỡng da thân thuộc vốn dùng đã lâu nhưng đến khi mang bầu thì mẹ lại bị dị ứng với chính loại kem đó.
Làn da trở nên nhạy cảm trong thai kỳ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất. Càng những hóa chất chứa thành phần nguy hại có nồng độ cao thì mẹ bầu càng phải cẩn trọng hơn bao giờ hết. Thuốc duỗi và ép tóc cũng không nằm ngoài quy luật này. Nguy cơ bị dị ứng với các thành phần hóa học của thuốc ép tóc là rất cao, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ bầu.
Các thành phần trong thuốc ép tóc
Thành phần chính của các loại thuốc ép tóc bao giờ cũng gồm có sodium hydroxide, guanidine hydroxide và ammonium thioglycolate.
Sodium Hydroxide
Là một trong các chất độc hại với phụ nữ có thai bởi độ kiếm cao đến pH 10-14 nhằm có thể duỗi thẳng được những sợi tóc xoăn nhất. Nếu sử dụng không cẩn thận sẽ khiến da đầu bị bong tróc, tóc khô và gẫy nhiều.
Thành phần guanidine hydroxide và ammonium thioglycolate
Cũng có độ pH cao 9-9.5. Mặc dù lượng kiềm thấp hơn Sodium Hydroexide nhưng vẫn có thể gây ra kích ứng da, dị ứng, dễ nổi mẩn, bong tróc da.
Theo một sốnghiên cứu, ammonium có khả năng gây ra bệnh down cho thai nhi. Đồng thời trong thuốc duỗi tóc cũng chứa cả teratogen gây tổn hại tới thai nhi và nguy cơ sảy thai cao.
Những biểu hiện da bị kích ứng do thuốc ép tóc gây ra sẽ bao gồm:
- Ngứa ngáy, tấy đỏ, nóng rát.
- Khi hít phải mùi của thuốc ép tóc, mẹ bầu có thể bị ho, hắt hơi, đau đầu, chóng mặt và khó thở.
- Nếu vô tình để thuốc dây vào mắt sẽ khiến cho tròng mắt đau rát, sưng tấy. Do đó phải hết sức cẩn thận để tránh không cho thuốc tiếp xúc với da và mắt trong bất kỳ trường hợp nào.
Vậy ép tóc khi mang thai có thực sự gây nguy hiểm cho em bé ở trong bụng mẹ bầu không?
Hiện nay chưa có những nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng trực tiếp của thuốc ép tóc tới những dị tật bất thường của thai nhi. Một số thí nghiệm cho thấy, nếu sử dụng thuốc ép tóc với động vật có vú thì có thể gây ra một số bất thường với phôi thai mà thôi. Còn thí nghiệm ở người thì chưa có công trình nào đưa ra các khẳng định chính thức. Một số chuyên gia nghiên cứu chỉ đưa ra lời khuyên rằng, nếu có muốn ép tóc để làm đẹp thì mẹ bầu hãy đợi qua khoảng thời gian phôi thai đã hoàn thiện, nghĩa là từ tháng thứ 4 trở đi là an toàn nhất.
Mẹ bầu cần chú ý điều gì nếu quyết định ép tóc khi mang thai để thêm phần tự tin cho mình?
Như đã nói ở trên, mẹ bầu có thể ép tóc nhưng nên chọn thời điểm thích hợp (không ép tóc khi ở 3 tháng đầu của thai kỳ) và cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
– Tuyệt đối phải cẩn thận để da dẻ không tiếp xúc với thuốc ép tóc.
– Chọn loại thuốc cũng như cửa hàng có uy tín, chất lượng.
– Nếu cảm giác ngứa ngáy hay có mẩn đỏ thì cần khẩn trương vệ sinh vùng đó cho sạch sẽ.
Với những lý giải như trên về chuyện ép tóc khi mang thai, hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức tham khảo để đưa ra quyết định đúng đắn mỗi khi muốn làm đẹp nhưng vẫn đảm bảo được an toàn sức khỏe cho bé yêu trong bụng.
Theo The Asianparent Thái Lan