Trẻ sơ sinh hay lắc đầu khi ngủ không phải là một hiện tượng nguy hiểm vì đó là biểu hiện của việc bé đang học cách kiểm soát cơ thể. Chúng ta không thể ngừng ngạc nhiên trước chuyển động của bàn tay và bàn chân nhỏ bé của các thiên thần nhỏ khi ngủ. Chúng ta cũng không thể hiểu được nguyên nhân của những gì bé làm – đột nhiên bé cười khúc khích, thút thít, lắc đầu v.v. Một điều mà nhiều bậc cha mẹ thường thấy khó hiểu là tại sao trẻ lại hay lắc đầu khi ngủ.
Đọc bài này để biết được:
- Em bé hay lắc đầu khi ngủ là như thế nào?
- Khi nào mẹ nên lo lắng về hiện tượng này?
Em bé hay lắc đầu khi ngủ là như thế nào?
Trước khi nói về lý do tại sao trẻ sơ sinh hay lắc đầu khi ngủ, đây là một số ví dụ về cách mà chúng hoạt động:
- Trẻ sơ sinh có xu hướng đột ngột run rẩy, rùng mình hoặc biểu hiện các cử động giống như run.
- Một số trẻ sơ sinh bất giác bắt đầu run rẩy khi chúng bị kích thích, khi chúng nhìn thấy ai đó mà chúng biết hoặc khi chúng đặt mắt vào một món đồ chơi mà chúng thích.
- Một số trẻ run rẩy khi bú hoặc khi mẹ thay tã cho chúng.
- Trẻ sơ sinh đột nhiên giật mình, mở rộng cánh tay và chân ra như thể chúng đang tự đỡ lấy mình khi bị ngã. Điều này thường xảy ra khi chúng đang chìm vào giấc ngủ. Nếu chúng không bắt đầu la hét kinh hãi thì điều này thực sự rất đáng yêu.
Bạn có thể chưa biết:
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời giúp con phát triển não bộ vượt trội
Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi – Mẹ cần phải cẩn thận với chứng đột tử ở trẻ em
Tại sao trẻ sơ sinh lại lắc lư khi ngủ?
Phần lớn lý do khiến trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ không có gì đáng lo ngại.
Điều đó chủ yếu liên quan đến việc chúng thể hiện bản thân hoặc liên quan đến hệ thần kinh chưa trưởng thành. Trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển và hệ thần kinh của trẻ cũng vậy. Do đó, nó gửi nhiều xung điện đến các cơ hơn mức cần thiết. Miễn là em bé của bạn đang đạt được các mốc quan trọng và phát triển khỏe mạnh, bạn không cần phải quá lo lắng.
Các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn với giấc ngủ nói trên được gọi chung là các rối loạn vận động nhịp nhàng. Các hình thức rối loạn vận động nhịp nhàng điển hình bao gồm: trẻ đập đầu vào gối hay đệm, lắc đầu (xoay đầu và cổ từ bên này sang bên kia), đung đưa toàn thân, lăn người, đập chân… Nếu bé khỏe mạnh và phát triển bình thường, chỉ có những hành vi này khi ngủ thì ba mẹ không cần lo lắng vì đây là cách trẻ tự đưa mình vào giấc ngủ. Hiện tượng này gặp nhiều ở trẻ khỏe mạnh, thường từ 6-9 tháng tổi và thường tự mất đi khi bé lên 2-3 tuổi
Tại sao trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ? Một em bé vui vẻ, khỏe mạnh và phát triển tốt nhưng hơi lắc lư chỗ này chỗ kia là hoàn toàn bình thường.
Dưới đây là hai lý do phổ biến:
1. Tự kiểm soát cơ thể
Bạn có thể quan sát thấy một số trẻ có xu hướng lắc đầu từ bên này sang bên kia. Điều này chỉ đơn giản là con học cách kiểm soát cơ thể. Đôi khi, con thậm chí có thể bắt chước những gì bạn làm.
Trẻ sơ sinh cũng thực sự thông minh. Bé có thể nhận thấy rằng bé đang gợi ra phản ứng tuyệt vời từ bạn bằng cách lắc qua lắc lại. Trong trường hợp này, hoàn toàn không có gì phải lo lắng vì vậy bạn chỉ cần ngồi lại và tận hưởng những khoảnh khắc dễ thương của bé.
Các cử động lắc đầu nhịp nhàng là hành vi tự ru, giúp bé đi vào giấc ngủ. Không phải ngẫu nhiên mà các ông bố bà mẹ lại lắc lư đong đưa trẻ để dỗ bé thôi quấy hoặc ru bé ngủ. Những động tác lắc lư nhịp nhàng này kích thích cơ quan tiền đình, làm thay đổi trạng thái thức tỉnh của trẻ.
2. Mệt mỏi
Trẻ sơ sinh cảm thấy mệt mỏi và đôi khi chúng bị phấn khích quá mức khi bạn đưa chúng ra ngoài quá lâu. Như vậy, bé có thể lắc đầu để xoa dịu bản thân. Nhiều em bé ngủ hay lắc đầu cho đến khi chìm vào giấc ngủ.
Một lần nữa, điều này không có gì đáng lo ngại.
Khi nào bạn nên lo lắng
Trong một số trường hợp nhất định, có thể có một lý do cơ bản khiến trẻ sơ sinh lắc lư và điều này buộc bạn phải đến gặp bác sĩ nhi khoa.
1. Chứng tự kỷ
Các cử động lặp đi lặp lại bao gồm lắc đầu có thể là dấu hiệu của chứng tự kỷ. Nhưng điều này phải đi kèm với các dấu hiệu khác như không giao tiếp bằng mắt, không cười, không nói và không đáp lại khi bạn gọi tên bé.
Bạn có thể chưa biết:
Bé sơ sinh khóc – Giải mã 6 tiếng khóc thường xuyên của trẻ sơ sinh
Đọc vị những biểu hiện của trẻ sơ sinh, giúp mẹ hiểu bé sơ sinh đang cần gì!
Nếu bạn nghi ngờ có điều gì đó không ổn, việc đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp can thiệp sớm là điều vô cùng quan trọng.
2. Nhiễm trùng tai
Một lý do khác khiến trẻ lắc lư, đặc biệt là đầu là khi trẻ bị nhiễm trùng tai. Một lần nữa, việc tự lắc đầu không có nghĩa là bé bị nhiễm trùng. Nó phải đi kèm với các dấu hiệu như cảm lạnh, sốt và ít hoạt động hơn bình thường.
Nếu tai trong của trẻ bị tắc nghẽn thì có thể đó là lý do khiến trẻ lắc lư khi chúng đang cố gắng giảm bớt cảm giác khó chịu.
Những gì cần chú ý
Nếu con bạn lắc lư liên tục trong hơn 20 giây, kèm bất tỉnh, mắt đảo từ bên này sang bên kia, hoặc nếu môi chuyển sang màu xanh, hãy đi đến bác sĩ ngay lập tức.
Hãy quan sát xem sự rung chuyển là nhịp nhàng hay bất thường. Tất cả những điều này có thể là dấu hiệu của một cơn động kinh hoặc rối loạn thần kinh.
Trong các trường hợp khác, không quá khẩn cấp, hãy để ý xem con bạn có thường xuyên lắc lư không, hay bé không đạt đến các mốc phát triển hoặc tiếp tục lắc đầu sau 2 tuổi. Nếu đúng như vậy, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!