Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số rất quan trọng trong kết quả siêu âm nhằm theo dõi tuổi thai và sự phát triển của thai nhi. Qua đó bác sĩ có thể xác định được sự phát triển của trẻ và giúp đoán trước cân nặng cũng như kích thước của bé lúc chào đời.
- Đường kính lưỡng đỉnh là gì?
- BPD khoảng bao nhiêu là bình thường?
- Chu vi đầu của bé lệch chuẩn có đáng lo?
- Cần làm gì để BPD của thai nhi phát triển một cách bình thường
- Bảng chỉ sốBPD mới nhất
Đường kính lưỡng đỉnh là gì?
Đường kính lưỡng đỉnh (tên tiếng Anh là Biparietal diameter, viết tắt là BPD) là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất – từ trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi. Hay hiểu một cách đơn giản thì đường kính lưỡng đỉnh là đường kính chu vi đầu của bé.
Chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh sẽ được thể hiện thông qua kết quả siêu âm thai và chỉ số này được dùng để đánh giá tốc độ sự phát triển của thai nhi cũng như là về cân nặng và tính tuổi thai một cách chính xác nhất.
Khi thai nhi 13 tuần tuổi thì có thể xác định chỉ số BPD và các chỉ số quan trọng khác thông qua siêu âm.
Nội dung liên quan:
Các loại siêu âm thai trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên biết!
BPD khoảng bao nhiêu là bình thường?
Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, từ tuần 12 đến khi em bé chào đời, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5 đến khoảng 9cm.
Từ tuần thai 13 đến tuần 20 được coi là thời điểm vàng để mẹ có thể đo được đường kính lưỡng đỉnh thai nhi thông qua siêu âm. Trong khoảng thời gian này sai số chỉ lệch khoảng 10 – 11 ngày. Khi thai nhi càng lớn thì độ sai lệch càng cao, từ tuần thai thứ 26 độ sai số khi đo đường kính lưỡng đỉnh có thể lên tới 3 tuần.
Đường kính lưỡng đỉnh theo tuần trung bình tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ vào khoảng 88 – 100 mm, trung bình là khoảng 94 mm. Nếu cao hơn mức này thì nhiều khả năng mẹ sẽ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là nếu mới sinh lần đầu – con so.
Tuy nhiên, ngoài chỉ số này thì bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số thai nhi 38 tuần khác như chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu để đưa ra đánh giá về mức độ phát triển của thai nhi. Đặc biệt là sự phát triển của não bộ một cách chính xác nhất nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
Bảng chỉ số BPD mới nhất
Để biết đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường mẹ có thể xem bảng sau:
Cách tính trọng lượng thai theo BPD
Dựa vào BPD, chúng ta có thể tính trọng lượng thai nhi theo 2 công thức sau:
- Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: BPD 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.
- Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
Các mẹ bầu lưu ý công thức này thường chỉ được tính khi thai nhi chuẩn bị chào đời mới càng chính xác, không áp dụng khi thai nhi còn quá nhỏ có BPD dưới 60mm.
Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không nằm ở mức tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện siêu âm thêm hoặc thực hiện các xét nghiệm cần thiết và chuyên sâu hơn để kiểm tra về sức khỏe của thai nhi. Ngoài chỉ số đường lưỡng đỉnh, bác sĩ có thể dựa vào chiều dài xương đùi, chu vi bụng, chu vi vòng đầu,… Để có thể ra đánh giá chính xác về mức độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và đặc biệt là sự phát triển của não bộ một cách chính xác hơn.
Chu vi đầu của bé lệch chuẩn có đáng lo?
Nếu chỉ số này của thai nhi không nằm trong mức chuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn về đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai để chắc chắn về sức khỏe của thai nhi.
Chẳng hạn, nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn mức bình thường, có khả năng thai nhi chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với các trường hợp thông thường.
Vậy đường kính lưỡng đỉnh to có sao không? Nếu BPD quá to điều đó đồng nghĩa đầu của thai nhi to gây trở ngại cho mẹ trong ca sinh thường nhất là với những mẹ đẻ co so.
Nguyên nhân đường kính lưỡng đỉnh to? Thai có chỉ số lưỡng đỉnh lớn cùng với những chỉ số khác đều vượt so với mức thông thường có thể là kết quả của tình trạng tiểu đường thai kỳ của người mẹ. Nếu thai quá to, bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bên cạnh đường kính lưỡng đỉnh thì các chỉ số thai nhi khác là đường kính túi thai, chiều dài đầu – mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và cân nặng theo ước tính… Mỗi đợt siêu âm, các bác sĩ sẽ thông báo với bố mẹ về các chỉ số thai nhi. Nếu có dấu hiệu bất thường về các chỉ số này, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp để mẹ điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp. Nhưng mẹ cũng đừng quá gượng ép sự phát triển của bé khi thấy số đo lệch chuẩn.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu nhất định không được bỏ qua 4 mốc siêu âm thai quan trọng này!
Trước khi siêu âm thai có được ăn gì không và những lưu ý mẹ tuyệt đối phải nhớ!
Cần làm gì để BPD của thai nhi phát triển một cách bình thường
- Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng gồm: tinh bột, chất béo, khoáng chất và vitamin (rau củ quả). Trong đó, chất đạm nên được ưu tiên nhiều hơn để thai nhi có thể phát triển tốt.
- Mẹ bầu cần đi khám thai đúng lịch và quản lý sổ khám thai đầy đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất sắt để phòng ngừa thiếu máu do bị thiếu sắt.
- Mẹ bầu cần bổ sung thêm canxi để phòng loãng xương cho mẹ và giúp cho thai nhi có đủ canxi để phát triển hệ xương cũng như phát triển chiều cao
- Mẹ bầu nên bổ sung các vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai để cơ thể khỏe mạnh
- Tiêm phòng uốn ván đầy đủ bà bầu để cơ thể đủ sức phòng chống các bệnh tật.
Nguồn thông tin: Các chỉ số thai nhi và những điều mẹ cần biết – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xem thêm:
- Bảng chỉ số thai nhi chuẩn theo từng tuần
- Chiều dài xương đùi ngắn chứng tỏ sau này bé sẽ thấp?
- Chỉ số BPD hay đường kính lưỡng đỉnh trong phiếu siêu âm thai có ý nghĩa gì?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!