Dịch nhầy khi mới mang thai liệu có phải dấu hiệu mà mẹ bầu nên lo ngại? Bạn có cần nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra? Các mẹ hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Vì sao xuất hiện dịch nhầy?
Dịch nhầy được tiết ra từ âm đạo khi mới mang thai là cơ chế tự động bảo vệ của cơ thể. Hiện tượng này nhằm giúp mẹ bầu giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện dịch nhầy là do hormone estrogen tăng cao. Điều này giúp máu được lưu thông đến bộ phận sinh dục của mẹ nhiều hơn.
Đồng thời, khi mới mang thai, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn. Điều này dẫn đến lượng khí hư buộc phải tăng lên để ngừa vi khuẩn xâm nhập tử cung. Thông thường, dịch nhầy khi mới mang bầu sẽ có màu trắng đục, không mùi.
Dịch nhầy xuất hiện phải là dấu hiệu mang thai?
Nếu chỉ dựa trên dịch nhầy tiết ra từ âm đạo thì cũng chưa thể khẳng định bạn đã mang thai. Để chuẩn đoán dịch nhầy này có phải là dấu hiệu thụ thai hay không, bạn cần kết hợp với các yếu tố dưới đây:
- Trễ kinh: Dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết nhất để xác định việc mang thai.
- Ngực căng tức và đau: Trong những tuần đầu thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này.
- Co thắt tử cung: Do hormone gia tăng đột ngột nên dẫn đến tử cung to lên và bị co thắt.
- Tiểu tiện nhiều hơn: Khi mang thai, thể tích tử cung tăng lên nên đã chèn ép bàng quang, vì vậy thận cũng phải hoạt động nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các nàng cũng nên lưu ý đến các dấu hiệu mang thai khác như buồn nôn, mệt mỏi, nóng bức… Khi dịch nhầy xuất hiện, bạn hãy kết hợp với các dấu hiện trên để xác định mình có mang thai không nhé.
Ngoài ra, nếu huyết trắng có màu bất thường, mùi hôi, có máu, kết thành từng mảng, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra phụ khoa. Bởi đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín, viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung…
Dịch nhầy khi mới mang thai có phải là hiện tượng bất thường?
Nếu phát hiện dịch nhầy khi mới mang thai, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bởi đây là hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, một số mẹ có khả năng sẽ bị nấm do sự thay đổi độ pH hệ khuẩn trong màn âm đạo. Nếu tiết dịch nhầy với các biểu hiện dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nhé:
- Xuất hiện máu kèm dịch nhầy.
- Âm đạo tiết quá nhiều dịch nhầy, làm ướt cả bên ngoài quần lót.
- Dịch tiết ra có mùi lạ (hôi, tanh), màu xanh hoặc vàng.
- Tiết dịch nhầy kèm theo triệu chứng đau lưng và bụng.
- Nếu dịch tiết màu trắng như bột và ngứa âm đạo, bạn có khả năng bị nhiễm nấm hoặc trùng roi.
- Dịch có màu xanh, hơi vàng, mùi hôi, bụng dưới đau âm ỉ là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn cấp tử cung.
Phòng tránh viêm nhiễm âm đạo
Để phòng tránh viêm nhiễm âm đạo trong thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng cách rửa nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho mẹ bầu,
- Thay quần lót 2 lần mỗi ngày.
- Sử dụng các kiểu quần lót có tính thấm hút cao, thông thoáng.
Thường xuyên vệ sinh vùng kín với các dung dịch chuyên dụng
Dịch nhầy khi mới mang thai là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, vì thế mẹ bầu không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, để tránh tình trạng viêm nhiễm âm đạo trong thai kỳ, bạn nên thường xuyên vệ sinh vùng kín mỗi ngày nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!