Đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian mang thai, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và hình thức đi lại trong suốt thai kỳ của mẹ.
Mỗi giai đoạn mang thai sẽ quyết định việc đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không
Vận động là một trong những cách thức giúp cơ thể con người, đặc biệt là các bà bầu được dẻo dai. Hệ tuần hoàn được hoạt động trơn tru và từ đó có thể phòng chống các hiện tượng đau nhức, mệt mỏi trong suốt thai kỳ cũng như giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên đi lại nhiều không phải lúc nào cũng là một điều tốt. Nếu bạn đang mang thai, nói chung thời gian an toàn nhất để bạn vận động, đi du lịch dưới mọi hình thức như xe, tàu, máy bay, … theo lời khuyên của các chuyên gia là trong tam cá nguyệt thứ hai với điều kiện bạn không gặp phải bất kỳ biến chứng nào về mặt sức khỏe.
Còn ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thì các mẹ cần hết sức thận trọng khi đi lại nhiều. Với 3 tháng đầu, vận động quá sức như đi lại với cường độ nhiều, nặng, ngồi lâu trên các phương tiện giao thông như xe, tàu, …có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành của em bé bởi đây là giai đoạn thai nhi vẫn còn chưa bám chắc vào tử cung. Do đó mà nguy cơ sảy thai thường cao hơn các khoảng thời gian khác.
Còn trong 3 tháng cuối đi lại nhiều sẽ rất tốt cho quá trình sinh nở, lúc này cơ bụng đều giảm cân và gia tăng sức chịu đựng nếu mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Mặc dù vậy bạn cũng cần lưu ý là lúc này mẹ bầu sẽ nặng nề hơn, đi lại do đó cũng khó khăn. Tốt nhất là mẹ nên lựa chọn cách vận động phù hợp để mẹ khỏe mà vẫn không quá mệt.
Những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ nên hạn chế đi lại nhiều
Không phải người phụ nữ mang thai nào cũng được khuyến khích đi lại, vận động nhiều khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3. Theo các bác sĩ sản khoa, những mẹ bầu dễ gặp biến chứng hoặc có tiền sử bệnh liên quan đến quá trình mang thai thì nên hết sức cẩn trọng khi đi đường dài cũng như mức độ tần suất hoạt động hàng ngày của mình, chẳng hạn nếu bạn nằm trong nhóm các mẹ bầu nguy cơ dưới đây thì lời khuyên tốt nhất cho bạn là mẹ bầu không nên đi du lịch trong thai kỳ.
Đó là trường hợp các mẹ có biến chứng như:
- Phụ nữ mang thai có vấn đề về cổ tử cung
- Mẹ bầu đã mang thai nhiều lần
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
- Huyết áp cao, từng có tiền sử bị tiền sản giật (một tình trạng độc hại đôi khi xảy ra trong thai kỳ),
- Thai nhi có các biến chứng bật thương
- Từng mang thai ngoài tử cung
- Mẹ bầu trên 35 tuổi
Đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Phải xem hình thức đi lại, di chuyển của mẹ bầu
Thông thường các hình thức vận động như đi bộ, dạo chơi thường được khuyến khích với phụ nữ mang thai. Bởi đây là một trong những cách tuyệt vời nhất nhằm giúp cơ xương của mẹ bầu được luyện tập độ dẻo dai, làm nền tảng chuẩn bị cho quá trình sinh nở sau này.
Ngược lại với các trường hợp mẹ bầu vận động nhiều và phải di chuyển bằng các phương tiện như ô tô, máy bay, … thì chị em cần thận trọng và không được chủ quan.
Với máy bay, bạn cần tìm hiểu về quy định của các hãng hàng không như:
- Dưới 32 tuần: được vận chuyển như hành khách thông thường.
- Từ 32 – 36 tuần: phải có giấy xác nhận sức khỏe trước chuyến bay.
- Trên 36 tuần; hoặc có thời gian dự kiến sanh trong vòng 7 ngày; hoặc phụ nữ sau sanh 7 ngày: không được vận chuyển vì sự an toàn về sức khỏe.
Ngoài ra chị em cũng cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân khi lên áy bay như nước uống,tránh mặc quần áo bó
chặt, vận động đôi chân thường xuyên, thỉnh thoảng đi lại trong khoang và duy trì đủ nước.
Trường hợp mẹ bầu đi ô tô, đặc biệt là trong các dịp lễ tết, bạn cần lưu ý luôn thắt dây an toàn trước khi xe chạy, cần tránh ngồi xa tay lái và tránh nghiêng người về phía trước. Điều này cũng sẽ giảm thiểu khả năng mặt và bụng bầu đập mạnh vào tay lái trước khi túi khí kịp bung ra để bảo vệ.
Còn việc đi bộ khi mang thai thì sao?
Lời khuyên là bạn hãy đi từ 15 – 30 phút mỗi ngày, một tuần đi 3 lần. Sau đó, hãy tăng lên 60 phút/ngày và ngày nào cũng đi. Bạn nên đi bộ ít nhất khoảng 2,5 giờ/tuần và nên tiếp tục đi bộ ở ba tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh, miễn là bạn thấy thoải mái.
Nhưng nên nhớ rằng, nếu bạn có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim, bệnh phổi hoặc có nguy cơ sinh non cao, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi bộ trong thai kỳ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!