Để con thông minh, phát triển não bộ một cách tối đa, bố mẹ hãy dành thời gian chơi với bé thật nhiều và chất lượng như 10 gợi ý thú vị dưới đây.
Quá trình phát triển não bộ của trẻ được quyết định bởi môi trường dạy dỗ và các hoạt động chơi mà học
Các chuyên gia Nhi khoa so sánh sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm đầu đời như một chiếc bánh ga-tô gồm 4 tầng quan trọng:
– Cuống não (Brainstem) được ví như tầng dưới cùng của chiếc bánh, là nền tảng đầu tiên cho phát triển của bộ não. Các hoạt động có lợi cho cuống não là tình yêu thương, sự chăm sóc nuôi dưỡng ấm áp từ bố mẹ và người thân.
– Não giữa (Midbrain) có thể so sánh như tầng thứ 2 của chiếc bán. Phần não này của trẻ sẽ phát triển thông qua các hoạt động thể chất, vận động, nhịp điệu và âm nhạc.
– Hệ viền (hệ Limbic) ví như tầng thứ 3 của chiếc bánh. Hệ não bộ này được phát triển nhờ các hoạt động vui chơi với bạn bè và thành viên trong gia đình.
– Vỏ não (Cortex), tần trên cùng của bánh. Phần này sẽ hoàn thiện thông qua các hoạt động đọc, viết, tính toán và cảm xúc hài hước.
Trẻ sơ sinh cùng với những tiềm năng vô hạn chờ được khám phá và phát triển ở những năm đầu đời. Vì vậy, bố mẹ hãy chơi đùa cùng trẻ, giúp con thẩm thấu học hỏi một cách tự nhiên. Từ đó con sẽ có nền tảng tốt nhất để trưởng thành như một con người vừa khỏe mạnh về tâm hồn, trí não và thể chất.
10 trò chơi để con thông minh trong những năm đầu đời
Dưới đây là 10 trò chơi dành cho bố mẹ vui vẻ cùng bé vào những giây phút rảnh rỗi bên nhau.
1. Đoán tên đồ vật
Với các trẻ, mọi thứ xung quanh đều thu hút sự quan tâm của con. Do đó bố mẹ có thể bắt đầu kích hoạt phát triển não bộ cho con với cách đơn gian này.
Từ các hoạt động hàng ngày như thay bỉm, ăn sáng, đi tắm, đi dạo, … bố mẹ chỉ cần bắt đầu hỏi bé trong khi muốn giới thiệu một đồ vật nào đó cho bé xem.
– Đố Bim đây là gì nào? À, bỉm. Bỉm đấy con.
– Bé lớn thêm một chút thì mẹ nối dần câu cho dài hơn. “Bỉm của Bim này. Bỉm này mẹ mặc cho con, giúp con khô ráo, sạch sẽ”.
Dần dần, chỉ cần 1 từ chỉ đồ vật, đến khi 3-4 tuổi là con đã có hẳn một khối lượng kiến thức về đồ vật đó rồi.
Lợi ích của trò chơi này: Tăng cường khả năng ghi nhớ sự vật, nhận diện thế giới xung quanh, cung cấp từ vựng, khả năng sử dụng ngôn ngữ, tính logic của trẻ.
10 trò chơi đơn giản để con thông minh
2. Trò chơi xúc giác
Phát triển đa giác quan thông qua các trò chơi xúc giác với những thứ rất đơn giản từ khi chào đời.
– Cho bé cầm nắm các đồ vật với chất liệu khác nhau như búp bê vải, miếng gỗ, giấy, cốc nhựa, …
– Ra ngoài đi dạo cho con giẫm chân lên cỏ, cát, đất.
– Con lớn chút, bố mẹ có thể cho bé những khay nhựa với cát sạch, đỗ, đá, sỏi để con xúc chơi, …
Lợi ích của trò chơi: Giác quan phát triển toàn diện, tăng khả năng ghi nhớ, nhận diện sự vật.
10 trò chơi để con thông minh
3. Trò chơi ngửi mùi
Vào những tháng đầu tiên, thị giác của trẻ sơ sinh phát triển với tốc độ nhanh chóng. Khi con bước vào tháng 4-6, bé bắt đầu nhận biết mùi vị tốt hơn. Con ghi nhớ được các mùi quen thuộc và cảm thấy an toàn khi có hơi mùi như sữa mẹ, cơ thể mẹ, chăn gối bé thường nằm.
Bố mẹ có thể sử dụng ngay các đồ vật trong nhà để bé tập ngửi, tăng khả năng nhạy cảm khứu giác của con như: cho bé ngửi mùi các loại hoa quả, mùi thức ăn, mùi sách, mùi vải quần áo của con, ….
Khi bé lớn hơn thì với việc cho bé ngửi sẽ có thêm các câu hỏi thử thách não bộ của bé như mùi này là của thứ gì? Hình dáng vật đó ra sao? Màu sắc thế nào?
Lợi ích của trò chơi: Phát triển khứu giác, vốn từ và trí nhớ của trẻ.
để con thông minh
4. Chơi Ú òa cùng con
Trò chơi đơn giản nhưng đem lại nhiều lợi ích. Có thể chơi với con từ 2 tháng tuổi trở đi.
Lợi ích: Giúp con nhận biết sự vật, tập thói chờ đợi, kiên nhẫn. Tăng cường khả năng phán đoán sự việc sắp xảy ra. Tập cho bé quen dần với sự xa cách.
5. Tập tầm vông tay không tay có
Trò chơi truyền thống nhưng lại được trẻ con mọi thế hệ yêu thích. Chỉ cần một đồ vật nhiều màu sắc, bí ẩn nằm trong lòng bàn tay cũng có thể đem lại tiếng cười sảng khoái và những hồi hộp, bất ngờ dành cho bé.
Lợi ích của trò chơi: Tăng khả năng phán đoán, liên tưởng giữa đồ vật và hiện tượng “có-không”, cung cấp cho trẻ từ vựng, giúp trí nhớ bé được kích hoạt.
10 trò chơi để con thông minh
6. Vải ảo thuật
Với một tấm vải, bố mẹ hãy cùng bé chơi trò biến mất và xuất hiện. Lấy vải trùm vào một bộ phận nào đó của bé, chẳng hạn chân rồi hỏi bé “Chân Tũn ở đâu rồi nhỉ”. Đảm bảo con sẽ có những tiếng cười nắc nẻ và giây phút vui vẻ khó quên với bố mẹ.
Lợi ích của trò chơi: Để bé làm quen với bộ phận cơ thể, dần dà có thể dạy con các kiến thức căn bản về cơ thể con người, tăng khả năng phán đoán và ghi nhớ.
7. Chơi trò trái phải
Khi con bắt đầu tập bò hay đang tập đi. Trò chơi giúp bé phân biệt trái phải là hoạt động để bé phát triển tư duy logic và khả năng ghi nhớ rất hiệu quả.
Chuẩn bị sẵn các đồ chơi yêu thích của con, đặt trước mặt bé theo bên trái, phải rồi khuyến khích bé đi lấy. Chỉ cho con đồ nào bên trái, đồ nào bên phải. Nhờ thế trẻ vừa được vận động về thể chất cũng như tư duy não bộ.
8. Đoán đồ vật biến mất
Tăng từ dễ đến khó. Ban đầu là 2 rồi, 3, 4, … đồ vật đặt trước mặt bé. Để con ghi nhớ và dùng vải che lại. Hãy để bé đoán xem đồ vật nào đang nằm trong miếng vải.
Lợi ích của trò chơi: Bộ nhớ của con sẽ được phát triển một cách hiệu quả.
để con thông minh
9. Nhận dạng hình khối
Với những đồ vật có sẵn trong nhà, hãy cùng con thi tìm ra các hình khối. Chuẩn bị sẵn các hình khối màu sắc tươi sáng rồi giấu ở những nơi bé dễ nhận ra trong nhà. Sau đó đố con tìm ra chúng.
Lợi ích của trò chơi: Giúp con nhận diện hình khối, tư duy logic và liên tưởng.
10. Đứng im không nhúc nhích là người đó thắng
Trẻ em thời nay bị môi trường xung quanh kích động thường xuyên. Đồ chơi hấp dẫn, không gian ồn ào, náo nhiệt, v.v. khiến trẻ đôi khi không có thời gian ngồi yên tĩnh suy nghĩ.
Với các trò chơi như ai cười trước, ai nháy mắt trước, ai nhúc nhích trước là người đó thua, con sẽ được rèn thêm về khả năng tập trung, sự kiên nhẫn, biết chờ đợi.
Còn đơn giản nhất là cho bé ngồi trên lòng và đọc sách cùng bố mẹ cũng giúp con tập trung được lâu và tốt, có lợi cho việc đi học sau này của trẻ.
Theo The Asianparent Thái Lan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!