Dạy trẻ sơ sinh tự ngủ là việc làm cần thiết của các mẹ để hình thành ở trẻ nếp ngủ ngon. Vậy khi nào có thể bắt đầu dạy trẻ sơ sinh tự ngủ? Dạy trẻ sơ sinh tự ngủ thế nào cho đúng cách? Bạn hãy tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Khi nào có thế bắt đầu dạy trẻ sơ sinh tự ngủ?
Giai đoạn 3-4 tháng đầu đời chính là thời điểm thuận lợi để giúp trẻ hình thành nếp ngủ ngoan. Trẻ có thể tự ngủ sẽ dễ dàng hơn khi mẹ dỗ trẻ ngủ lại hoặc đánh thức trẻ. Bé dưới 14 tháng tuổi sẽ ngủ nhiều hơn thức. Trẻ có thể ngủ 16 đến 18 tiếng trong ngày, hay thức dậy để bú và ngủ lại. Vậy nên nếu trẻ ngủ quá 3 tiếng 1 giấc bạn cũng đừng quá lo lắng mà đánh thức trẻ dậy, nếu trẻ thật sự đói sẽ tự dậy đòi bú.
Quyết định để trẻ tự ngủ
Bé sơ sinh cần có mẹ suốt đêm. Nhưng ở độ tuổi lớn hơn (6-12 tháng) bé sẽ nhanh chóng tự đi vào giấc ngủ. Bé ngủ yên suốt đêm, không làm phiền bố mẹ nếu không cần thiết. Ban ngày trẻ đã nhận được quan tâm của cha mẹ thì tự ngủ về đêm sẽ chẳng hại gì. Nếu quá lo lắng bạn có thể bên cạnh bé cả ngày lẫn đêm và để bé tự ngủ dưới sự giám sát của bạn.
Dạy trẻ sơ sinh tự ngủ sẽ hình thành cho trẻ thói quen tự lập khi từ khi còn bé
Khi nào thì trẻ được xem là tự ngủ?
Có thể ngủ liền mạch 6-8 tiếng suốt đêm.
Bé tự ngủ tiếp sau khi thức dậy lúc nửa đêm mà không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ.
Khoảng 60% các bé có thể làm được điều này khi đạt mốc 6 tháng tuổi.
Dạy trẻ sơ sinh tự ngủ đúng cách
Có 3 phương pháp mẹ có thể áp dụng với trẻ 3-4 tháng tuổi để tạo môi trường rèn luyện thói quen ngủ độc lập của trẻ:
- Làm rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm;
- Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ;
- Đặt trẻ xuống giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức.
Để trẻ ngủ trên tay, đung đưa khiến trẻ hình thành thói quen chỉ ngủ khi được bế và đung đưa.
Làm rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm
Trẻ sơ sinh chưa thể phân định rõ ràng sự khác nhau giữa ngày và đêm. Điều này khiến trẻ hay thức giấc ban đêm và có thể ngủ suốt vào ban ngày. Mẹ có thể giúp trẻ tự điều chỉnh giấc ngủ vào ban đêm nhiều hơn ban ngày bằng cách:
- Giữ căn phòng mà trẻ ngủ thật ít ánh sáng vào ban đêm. Chỉ bật ánh sáng dịu nhẹ nếu trẻ cần được chăm sóc.
- Đáp ứng nhu cầu của trẻ nhanh chóng khi trẻ khóc như vỗ về hoặc cho bú.
- Ban ngày, mẹ cần chơi đùa và trò chuyện với trẻ sau khi ăn. Còn đêm chỉ vỗ về nhẹ nhàng và không chơi đùa, nói chuyện với trẻ.
Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ
Bạn hãy thực hiện mọi việc theo trình tự giống nhau mỗi ngày với bé: cho ăn-chơi-cho ngủ. Một chu trình nhất quán như vậy sẽ giúp trẻ lập được thói quen giấc ngủ của mình.
Một số thói quen sai lầm cũng khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm:
- Không hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ ngày
- Một số cha mẹ ngăn con ngủ vào ban ngày vì mong muốn trẻ ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Nhưng điều này thực tế là không hiệu quả vì sẽ khiến trẻ mệt và khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Ba mẹ cho trẻ ăn đêm là sai lầm. Từ 6 tháng trở đi, hầu hết trẻ đều không cần bữa ăn đêm để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên vẫn có trẻ cần bữa ăn này. Nếu bạn thoải mái cho con ăn đêm ngoài 6 tháng thì có thể duy trì bú đêm cho trẻ. Giúp duy trì nguồn sữa mẹ.
Mẹ cần chơi đùa và trò chuyện với trẻ sau khi ăn, về đêm chỉ vỗ về nhẹ nhàng
Đặt trẻ xuống giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức
Trong 3-4 tháng đầu đời cần áp dụng phương pháp này để giúp trẻ hình thành thói quen. Trẻ sẽ không chờ đợi mẹ vỗ về vào ban đêm. Mẹ cần lựa chọn những phương pháp phù hợp và dễ thực hiện với bản thân như: Vỗ về, hát ru… để tập cho trẻ thói quen khi ngủ. Để trẻ ngủ trên tay, đung đưa khiến trẻ hình thành thói quen chỉ ngủ khi được bế và đung đưa. Cha mẹ cần cân nhắc việc tạo cho trẻ thói quen này. Trẻ sẽ khó ngủ lại được nếu không được bồng ru khi thức dậy vào ban đêm.
Trên đây là cách dạy trẻ sơ sinh tự ngủ các mẹ nên tham khảo và thực hiện. Dạy trẻ tự ngủ giúp các mẹ có giấc ngủ thoải mái hơn. Đồng thời còn tạo ở bé thói quen tự lập khi còn nhỏ. Chúc các bạn thành công và có hành trình làm mẹ thú vị.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!